TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG

Nhóm Công tác về quyền trẻ em cam kết cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em

2024-12-21 12:55:21
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác người Việt Nam ở nước ngoài
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Nghị quyết 169/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2021-2026.
ASEAN đẩy mạnh công tác tiêm vaccine cho trẻ em và đảm bảo an toàn ở mức cao nhất
Trong bối cảnh cả thế giới đang nỗ lực chuyển đổi từ zero covid sang sống chung an toàn với dịch bệnh, việc trang bị vaccine cho trẻ em trước virus Sars CoV-2 có ý nghĩa quan trọng sống còn. Các nước trong khối Asean cũng đang đẩy mạnh triển khai chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em với mục tiêu sớm đưa các em quay lại trường học.

Trong những ngày qua, dư luận cả nước nói chung vô cùng phẫn nộ về vụ việc cháu bé 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh tử vong nghi do bị bạo hành, nghi can là người trực tiếp chăm sóc trẻ và người thân. Trong năm 2021, đây không phải vụ việc đầu tiên mà thực tế đã có hàng loạt vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng tương tự đã được phát hiện.

Mặc dù chưa có thống kê về số ca bạo lực, xâm hại trẻ em cập nhật tới cuối năm 2021, nhưng theo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” của Đoàn Giám sát quốc hội khóa XIV ngày 19 tháng 5 năm 2020 với thông tin trích dẫn từ báo cáo của Chính phủ từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2019, cả nước đã phát hiện 857 trẻ em bị bạo lực (giết trẻ em: 191 trẻ, cố ý gây thương tích: 666 trẻ), chiếm 9,84% tổng số trẻ em bị xâm hại. Điều đáng lưu ý, các vụ việc chỉ được phát hiện khi đã quá muộn, hậu quả trong nhiều trường hợp là không thể khắc phục.

Trước thực trạng trên, Nhóm Công tác về quyền trẻ em bày tỏ mối quan ngại sâu sắc đối với những vụ việc nêu trên và mong đợi có những cải thiện rõ rệt hơn nữa trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em tại Việt Nam.

Nhóm ghi nhận Đảng và Chính phủ Việt Nam, các tổ chức xã hội, các cá nhân, doanh nghiệp đã dành nhiều nguồn lực hỗ trợ và luôn nỗ lực để thúc đẩy công tác Bảo vệ trẻ em (BVTE).

Cùng với đó, Nhóm Công tác về quyền trẻ em đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy công tác bảo vệ trẻ em. Cụ thể:

Các cơ quan truyền thông, giáo dục tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân bao gồm trẻ em nắm được các kiến thức về quyền trẻ em, để toàn xã hội quan tâm đến công tác bảo vệ trẻ em, chủ động đưa ra các sáng kiến, hình thức kết hợp, phương pháp thực hiện và triển khai các hoạt động phòng chống bạo lực đối với trẻ em;

Chính phủ tiếp tục củng cố hệ thống bảo vệ trẻ em các cấp, đặc biệt là ở cấp cơ sở, làm rõ các ưu tiên trong Công tác bảo vệ trẻ em nhằm ngăn ngừa, phát hiện sớm và xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em, đặc biệt trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi COVID-19; bổ sung làm rõ vai trò, trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương; trách nhiệm và sự tham gia của cộng đồng; bổ sung các quy định liên quan về phòng chống bạo lực trẻ em, cấm sử dụng các hình thức trừng phạt về thể chất và tinh thần đối với trẻ em trong Luật phòng chống, bạo lực gia đình sửa đổi;

Trẻ em phải luôn được yêu thương và chăm sóc.

Rà soát các tổ công tác về bảo vệ trẻ em tại các phường, xã, cụm dân cư nhằm đảm bảo cộng đồng biết rõ các địa chỉ cần thông báo để liên hệ, báo cáo liên quan đến các trường hợp bạo lực, xâm hại trẻ em. Tiếp tục thúc đẩy nhanh cơ chế để người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã/phường được bố trí công việc với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và có khối cộng tác viên cơ sở;

Làm rõ cơ chế phối hợp giữa các ngành liên quan; cung cấp kiến thức, kỹ năng cho công chức, viên chức trong các ngành liên quan (y tế, giáo dục, công an) trong việc phát hiện sớm, báo cáo và phối hợp xử lý các trường hợp xâm hại, bạo lực đối với trẻ em;

Thúc đẩy vai trò của Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em (111) trong đảm bảo đáp ứng kịp thời và chất lượng với các cuộc gọi về BVTE, bổ sung cán bộ hoặc hình thành mạng lưới ở khu vực để góp phần cung cấp dịch vụ hỗ trợ kịp thời cho trẻ em, đồng thời nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ phòng chống bạo lực, xâm hại và bảo vệ trẻ em tại cơ sở. Kết hợp với việc hiện đại hóa và mở thêm các kênh tiếp nhận thông tin qua môi trường trực tuyến cũng như điều phối dịch vụ bảo vệ trẻ em áp dụng công nghệ mới theo mô hình Chính phủ 4.0 từ Trung ương xuống địa phương;

Cơ quan điều tra, xét xử nghiêm túc thực thi pháp luật theo tinh thần các văn bản luật của nhà nước và các hiệp ước về quyền con người đặc biệt là quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký kết đối với các trường hợp bạo hành trẻ em để bảo đảm không sót người, sót việc, minh bạch, công bằng, và nhân đạo...

Khuyến khích người dân và bản thân trẻ em tích cực báo cáo, tố giác kịp thời các trường hợp nghi ngờ xâm hại và bạo lực đối với trẻ em đến các cơ quan chức năng;

Thúc đẩy việc chính thống hóa các chương trình phổ biến kĩ năng làm cha mẹ, kỷ luật tích cực, không dùng bạo lực trong giáo dục trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ;

Nhóm Công tác về quyền trẻ em cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam, cụ thể là Cục Trẻ em - Bộ LĐTB&XH cùng các ban ngành liên quan trong việc hỗ trợ kỹ thuật và huy động nguồn lực để triển khai các biện pháp đồng bộ và lâu dài trong nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống bảo vệ trẻ em nhằm ngăn ngừa, phát hiện sớm các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em và hỗ trợ các trẻ em để các em được phát triển trong một môi trường an toàn và thân thiện.

Thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em, đặc biệt đảm bảo việc công khai giám sát việc thực thi các quyền trẻ em trong xã hội, bao gồm cả tình huống khẩn cấp thông qua các chương trình và dự án của các tổ chức.

Phối hợp và chia sẻ nguồn lực trong các hoạt động vận động chính sách, vận động sự tham gia của các thành phần trong xã hội, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các địa phương đặc biệt về nhân lực, kỹ thuật, kinh nghiệm và bài học từ các mô hình dự án, chương trình đào tạo giảng viên nguồn và nhân rộng các mô hình giáo dục tích cực... nhằm điều phối hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em của Việt Nam.

Nhóm Công tác về quyền trẻ em bao gồm các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các tổ chức trong nước cùng mục tiêu thúc đẩy, hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong nhóm và với các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà tài trợ thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam.
Việt Nam hợp tác với UNICEF tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
“Làm cha mẹ là một trong những trụ cột quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của trẻ thơ và được coi là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết trong bối cảnh diễn ra đại dịch COVID-19”, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh.
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, trách nhiệm vào công việc của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Ngày 10/12 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (LHQ) (UNDP) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn lần thứ hai về dự thảo Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Việt Nam.
Top