Chung sức cùng người nghèo vượt qua đại dịch Với tinh thần giãn cách xã hội, nhưng không xa cách tình người, các ban, ngành, doanh nghiệp tỉnh Long An đã chung sức, đồng lòng tổ chức nhiều mô hình hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn cùng vượt qua đại dịch. |
BAOOV kêu gọi doanh nhân kiều bào giúp quê hương chống dịch COVID-19 và tìm nguồn vaccine Vừa qua, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) đã có thư kêu gọi doanh nhân kiều bào chung tay giúp quê hương chống dịch COVID-19 và tiếp cận vaccine. |
“Từ đầu mùa dịch 2020, Chính phủ Việt Nam đã rất coi trọng các ý kiến, cũng như kinh nghiệm của kiều bào trong phòng và chống COVID-19. Đây là những tâm huyết của kiều bào hướng về quê hương, và cũng là những chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và đi đúng với xu hướng của thế giới không riêng gì Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp hiện nay", Trưởng đoàn chuyên gia Italy, bác sỹ Karen Kieu Nguyen cho biết.
Được biết, từ khi dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM cùng với các kiều bào đồng tổ chức chuỗi tọa đàm trực tuyến “Kiều bào chung tay vượt đại dịch".
Chuỗi toạ đàm hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; thể hiện tinh thần dân tộc, sự đoàn kết, cùng hành động có trách nhiệm vì đất nước, nhất là trong bối cảnh khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay. Đây là một trong những đề xuất của nhóm kiều bào gồm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài Danny Võ Thành Đăng (kiều bào Singapore), đại diện Intercharm Training Hub; Tiến sĩ Nguyễn Đức Thái (kiều bào Mỹ) - chuyên gia về tế bào gốc, đại diện TransMed Việt Nam; Tiến sĩ William H. Nguyễn (kiều bào Mỹ), chuyên gia về công nghệ, đại diện Legacy.
Đại diện Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Thông qua buổi tọa đàm, Ban tổ chức mong muốn cung cấp thêm kênh thông tin nhằm giúp các chuyên gia y tế Việt Nam tham khảo kinh nghiệm chống dịch Covid-19 của Italy. Trong đó, có kinh nghiệm điều phối giảm tải khi số ca nhiễm tăng cao, vượt khả năng ứng phó của hệ thống y tế tại một thời điểm nhất định… để có tham mưu chiến lược phù hợp cho Việt Nam, trong đó có ngành y tế TP. Hồ Chí Minh".
Trong Chủ đề: “Kinh nghiệm triển khai hệ thống bác sĩ gia đình ở Ý trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19 - Tham vấn và hỗ trợ cấp cứu 118 Ý” tổ chức ngày 31/7, bác sỹ Karen Kieu Nguyen cho biết Việt Nam đã chống dịch rất hiệu quả trong giai đoạn mùa dịch 2020 và Bộ Y tế đã có những điều chỉnh rất kịp thời.
Với kinh nghiệm trong tuyến đầu chống đại dịch COVID-19 tại 118, bác sĩ Karen Kieu Nguyen cho rằng mô hình điều trị 5 tầng hiện nay là rất phù hợp, song phải tiến hành đồng bộ giữa các địa phương, đặc biệt thuốc điều trị là yếu tố rất quan trọng; khuyến khích, hỗ trợ điều trị nhanh, giảm tải chuyển nặng để tránh rủi ro tử vong. Bên cạnh đó, bác sĩ nhấn mạnh yêu cầu cần kết hợp đào tạo nâng cao năng lực điều trị ở các bệnh viện đặc biệt ở các tỉnh, các khu công nghiệp, các bệnh viện thuộc trường đại học y, song song với việc kiểm soát số lượng bệnh nhân tại các bệnh viện, không để quá tải, tránh lây nhiễm chéo.
Ngoài ra, trong điều trị COVID-19, bác sĩ Karen cho rằng việc áp dụng huyết tương và tế bào gốc máu tự thân vào hỗ trợ điều trị COVID-19 rất hiệu quả, đặc biệt không bị biến chứng và tái nhiễm. Trong khi máu tự thân an toàn và chi phí thấp, không chỉ hiệu quả trong điều trị mà còn hỗ trợ trong phòng bệnh và miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Bác sỹ Karen Nguyễn trao tượng trưng quà ủng hộ công tác chống dịch ở Việt Nam, nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ kiều bào ở châu Âu. |
Trong cảnh đại dịch COVID-19 còn phức tạp, nhóm chuyên gia y tế do bác sĩ Karen Nguyễn đại diện đã trao tặng ba món quà hỗ trợ công tác chống dịch ở trong nước. Cụ thể, nhóm sẽ cung cấp các khóa đào tạo miễn phí cho đội ngũ y, bác sĩ và nhân viên y tế tại Việt Nam; chuyển giao 1.000 bộ xét nghiệm nhanh 4 biến thể COVID-19; tặng 1.000 suất điều trị miễn phí tại Việt Nam do nhóm của bác sĩ Karen Nguyễn trực tiếp thực hiện.
Kết nối trực tuyến trong đại dịch Trong năm 2021, với bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã nỗ lực kết nối trực tuyến với kiều bào để tìm giải pháp cho các vấn đề nóng của đất nước. Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức rất nhiều hội thảo trực tuyến dành cho các chuyên gia về dịch tễ, về bệnh truyền nhiễm, y tế... hiến kế cho TP.HCM cũng như cho Việt Nam những giải pháp cho việc phòng chống dịch, trong việc tiêm vắc xin hay những thuốc đặc trị cho COVID-19. Ngoài ra, Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức các hội thảo trực tuyến về chuyển đổi số và phục hồi kinh tế sau đại dịch, có sự tham gia của đông đảo nhà khoa học Việt Nam ở rất nhiều địa bàn như Mỹ, Pháp, Hà Lan, Đức, Singapore... "Chúng tôi đã thu hút những ý kiến và đóng góp rất tâm huyết để giúp đất nước phục hồi kinh tế hậu dịch bệnh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế bao trùm, kinh tế tuần hoàn..." - ông Lương Thanh Nghị - Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) thuộc Bộ Ngoại giao cho biết. |
World Vision Việt Nam hỗ trợ TP.HCM hơn 365 triệu đồng để vượt qua đại dịch COVID-19 Chiều 17/6, tổ chức World Vision Việt Nam (Tầm nhìn Thế giới Việt Nam) đã phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO) trao tặng Ủy ban Nhân dân Quận 4 (TP Hồ Chí Minh) gói hỗ trợ trị giá hơn 365 triệu đồng nhằm kịp thời hỗ trợ người dân ứng phó với những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. |
Tăng cường bảo vệ, ngăn chặn sử dụng lao động trẻ em trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Bên cạnh đó, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp cũng dẫn đến tỷ lệ lao động trẻ em có xu hướng tăng ở nhiều quốc gia. Chúng ta cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ trẻ em, ngăn chặn việc sử dụng lao động trẻ em khi dịch bệnh vẫn đang diễn ra. |