Suy ngẫm về "văn hóa ngoại giao Việt Nam" Nhân chuỗi sự kiện các hội nghị đối ngoại, ngoại giao vừa diễn ra, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã có bài viết về “văn hóa ngoại giao Việt Nam”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của nguyên Phó Thủ tướng. |
Xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội Sáng 24/11, Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã chính thức khai mạc. Đây là hội nghị quan trọng đánh dấu bước phát triển mới cả về lý luận và thực tiễn trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. |
Năm 2020, rất nhiều người nói về thành tích chống dịch, về các biện pháp hữu hiệu của Việt Nam với niềm tự hào ở khắp mọi nơi. Nhưng chỉ đến khi đại dịch thực sự bùng phát từ giữa năm 2021, Việt Nam mới gặp rất nhiều khó khăn thử thách, mất mát. Qua đó tôi đã có được những điều suy ngẫm sâu sắc về đất nước này. Đó chính là văn hoá mang bản sắc riêng của dân tộc Việt.
Nhìn vào chiều sâu của lịch sử và vị trí địa lý đặc biệt của Việt Nam từ khi người Việt khai sinh dựng nước và giữ nước đã cho thấy một nền văn hoá mang bản sắc riêng của dân tộc Việt. đó là tính cách chung sống hài hòa và vươn lên bằng mọi cách từ những điều kiện của chính mình. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, bên cạnh các nền văn hoá lớn, tưởng chừng dân tộc này sẽ mất đi bản sắc, nhưng trái lại, nó giúp người Việt phát triển một triết lý sống chung mạnh mẽ.
Tiến sĩ sử học Sim Sang Joon (Hàn Quốc). |
Trong bối cảnh nhiều quốc gia phụ thuộc sâu sắc vào nước lớn, Việt Nam dung hoà được nhờ lối sống khá bao dung trong dòng chảy bảo tồn bản sắc của riêng mình. Nó là đặc tính quan trọng giúp dân tộc tồn tại và phát triển.
Trong lịch sử đã có các cuộc giao tranh rất khốc liệt, có lúc người Việt thất trận, phải chịu ách đô hộ của ngoại bang. Nhưng có lẽ qua đó người Việt đã thu nạp thêm văn hoá mà không hoà tan bản sắc truyền thống. Thái độ đó cũng góp phần tránh được cực đoan khi chấm dứt xung đột. Việt Nam sẵn sàng quay lại làm bạn với chính những nước mà trước đó không lâu còn là kẻ thù.
Sau năm 1975, kết thúc cuộc chiến trường kỳ, Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Còn với Trung Quốc, Việt Nam đã bắt tay dù chưa hết những bất đồng. Nếu đó không phải là bản tính quan trọng của văn hoá dân tộc Việt thì không thể có một Việt Nam như hôm nay. Văn hoá này cho phép trong mọi hoàn cảnh, bất chấp những tranh chấp lãnh thổ, những khác biệt về tư tưởng, về thể chế chính trị, đất nước này vẫn duy trì được mối quan hệ giao hữu với tất cả tổ chức, quốc gia trên thế giới.
Tôi thường nghe thấy thông điệp “Việt Nam muốn làm bạn với thế giới”, “Hoà nhập nhưng không hoà tan”, “ Tôn trọng sự khác biệt”… Và tôi không bao giờ thấy tinh thần dân tộc cực đoan trong cách thể hiện của người Việt mà luôn là lòng yêu nước khiêm nhường. Quan điểm đó đã thành công vì nó trùng với đặc tính tự nhiên của dân tộc Việt, một năng lực tự thân đã hình thành qua nhiều thế hệ.
Tất nhiên là trong quá trình hoà nhập đôi khi cũng cần bài trừ những tiêu cực, không thích hợp, cái ngược với thuần phong mỹ tục… nhưng khả năng dung nạp cái mới, tìm cái hay, cái đẹp vẫn là chủ đạo trong xã hội Việt Nam. Các vấn đề tinh hoa văn hoá nghệ thuật, khoa học công nghệ, về khởi nghiệp, về ẩm thực, thời trang … đã du nhập rất nhanh. Còn các vấn đề về tình dục, về giới, lối sống mới... cũng dần được thảo luận cởi mở. Những cái mới đang được thể nghiệm và chấp nhận, cùng tồn tại với tinh hoa đang có. Kết quả là Việt Nam hiện có một nền văn hoá khá sôi động và đan xen, giao lưu với quốc tế cực kỳ mạnh mẽ. Tôi cho rằng chính văn hoá chung sống hài hòa là chìa khoá cho sự thịnh vượng của nước Việt hôm nay và mai sau.
Đại dịch Covid-19 đã cho thấy Việt Nam bộc lộ những cách ứng phó riêng của mình. Tôi chưa thấy một nước nào sử dụng khẩu hiệu "Chống dịch như chống giặc” như Việt Nam, bởi vì nó huy động được sức mạnh của toàn dân. Tôi đã chứng kiến những chuyến hàng viện trợ đến từ khắp nơi, những nỗ lực ngoại giao vaccine thành công, cũng như sự đóng góp của kiều bào ở nước ngoài và nhân dân thế giới, thậm chí từ những người dân ở đất nước xa xôi như Cu Ba… đã giúp cho Việt Nam vượt qua khó khăn. Điều đó đã cho thấy rằng Việt Nam luôn có những người bạn giúp đỡ ở khắp mọi nơi. Đó là tinh thần “chung sống hài hòa, bao dung”. Đặc tính đó đã tồn tại sâu xa trong lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt chứ không phải bỗng nhiên mà có.
Tôi cũng đặt ra 1 câu hỏi là: “Điều gì khiến hàng triệu người Việt khắp năm châu gọi nhau là đồng bào?”. Từ này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói khi đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1945. Và đến nay, tiếng gọi đồng bào vẫn tiếp tục sử dụng thay thế cho các tên gọi, các định nghĩa, hay quy định trong các ngành, các giới, trong các nghị quyết và văn bản. Bản sắc văn hóa này đã làm rung động hàng triệu trái tim dù với cung bậc tình cảm khác nhau nhưng đều thể hiện tình đoàn kết, nhân ái của con người. Đó đã là tấm lưới bảo vệ vững chắc nhất cho văn hóa Việt.
Một nền văn hóa nếu vừa được trân trọng bảo tồn, vừa đề cao tính cởi mở và tự do, thúc đẩy sáng tạo thực sự thì nền văn hóa đó mới trở thành sức mạnh để dân tộc trường tồn. Quan điểm này đã được chính phủ Việt Nam rất coi trọng.
Trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 21/11/2021. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”, “ Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc nên mất văn hóa là mất dân tộc”. Câu nói này nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh và thấm thía biết bao.
Quang cảnh Lễ cầu an của Hội Phật tử Việt Nam tại Hàn Quốc ở chùa Phụng Ân, thủ đô Seoul. Ảnh: TTXVN. |
Dịch bệnh Covid-19 đã gây tổn thương lớn cho Việt Nam, con số nhiễm bệnh ở trong nước chưa có điểm dừng. Là quốc gia chưa mạnh về kinh tế và y tế nhưng Việt Nam phải vươn lên để sống. Khi chưa có vaccine phủ kín, các biện pháp sáng tạo đều được áp dụng chống dịch như sử dụng quân đội giúp dân, giãn cách xã hội, nguyên tắc 5K, lập các ATM gạo, thực phẩm, ôxy… Đó là những hình ảnh riêng, nét văn hoá riêng ở Việt Nam. Sau nhiều ngày thực hiện các biện pháp nghiêm khắc, hiện nay “Sống chung với dịch” đang được Việt Nam áp dụng. Đó là sự thay đổi linh hoạt, uyển chuyển để thích nghi với tình hình mới. Nó đã làm cho nhiều người nước ngoài sống ở Việt Nam cũng đang tự tìm nguyên nhân tại sao Việt Nam chuyển đổi từ cực tả sang cực hữu nhanh như vậy.
Thực tế, trong thời đại toàn cầu hóa, sẽ còn rất nhiều thử thách về văn hoá và đặc tính dân tộc được bộc lộ, cọ xát. Không thể ngăn cấm được việc du nhập một sản phẩm văn hoá nếu nó là tinh hoa của nhân loại, bởi vì con người không khó để tìm hiểu các vấn đề đã và đang diễn ra trên thế giới thông qua mạng internet. Gần đây nhất là ví dụ về “Làn sóng Hàn Quốc”, cùng với sự khuyến khích phát triển và đầu tư sản phẩm văn hóa, nó đã đến một cách tự nhiên với nhiều quốc gia trên thế giới.
Loài người trong thế kỷ 21 vẫn đang phải đương đầu với chủ nghĩa cực đoan, dân tộc hẹp hòi, thậm chí còn tham lam, hiếu chiến. Giới trẻ tuổi của Việt Nam cần phải cảnh giác để tránh rơi vào các bẫy đó. Nhưng dù sao đi chăng nữa những tinh hoa văn hoá của dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn. Đó là sự tôn trọng những khác biệt và khoan dung với những yếu tố đa dạng để cùng hài hoà và phát triển.
Xây dựng “Vườn thiên nhiên và văn hoá Việt Nam” tại Ukraine Thực hiện công tác ngoại giao văn hoá, ngày 3/11/2021, tại Thủ đô Kiev, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch và bà N.V.Zaimenko, Giám đốc Vườn Bách thảo quốc gia mang tên M. G. Grishko thuộc Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Ukraine đã ký Thoả thuận hợp tác thực hiện Dự án “Vườn thiên nhiên và văn hoá Việt Nam” tại Vườn Bách thảo quốc gia Ukraine mang tên M. G. Grishko. |
Nữ họa sĩ người Israel và "tình yêu sét đánh' với con người, văn hóa vùng Tây Bắc Việt Nam Tối 26/10 tại quán Hà Nội Café, trung tâm thành phố Tel Aviv (Israel), Đại sứ quán Việt Nam tại Isarel cùng nữ hoạ sỹ Jennifer Amouyal người Israel đã tổ chức triển lãm tranh về văn hoá và con người Việt Nam. Triển lãm tranh mang tên WANDERLUST. |