TS Trần Hải Linh: Muốn làm 'cây cầu' kết nối Việt - Hàn

2025-01-17 20:12:51
Trần Đình Kiêm - người lặng thầm làm nhịp cầu nối hai ngôn ngữ Việt - Hung

Ông Trần Đình Kiêm hi vọng quyển sách "Tiếng Hung cơ bản dành cho người Việt" sẽ có ích cho bà con cộng đồng Việt ...

Câu lạc bộ đồng hương Xieng Khouang - cầu nối vun đắp mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Tối 3/2, Câu lạc bộ đồng hương Xieng Khouang tại thủ đô Vientianne, Lào, tổ chức họp mặt đầu xuân.

- Từng theo học, làm việc và có cuộc sống ổn định tại Hàn Quốc nhiều năm - nơi đó cũng được anh coi như quê hương thứ hai, nhưng tôi thấy anh vẫn luôn nặng tình với Việt Nam?

Cùng với vai trò, vị thế và kinh tế đất nước ngày càng đi lên, khẳng định hơn nữa vị thế đất nước trên quốc tế thì lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc đều dành sự quan tâm đặc biệt đối với người Việt Nam ở nước ngoài, với việc thường xuyên tổ chức gặp mặt, đối thoại để lắng nghe tiếng nói của kiều bào, tạo điều kiện thuận lợi nhất để những người xa quê có điều kiện trở về, đóng góp công sức dựng xây đất nước.

Chính những mong mỏi đó thôi thúc chúng tôi thành lập VKBIA. VKBIA là một tổ chức của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, chuyên gia, trí thức và những đơn vị, tổ chức có mục đích giao thương không chỉ giữa Việt Nam - Hàn Quốc mà phát triển cả các thị trường khác trên thế giới, từ đó huy động năng lực của cá nhân và tập thể vì lợi ích chung của doanh nghiệp, doanh nhân và cộng đồng.

VKBIA được thành lập nhằm mục đích tạo môi trường để kết nối, hợp tác, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, chuyên gia – trí thức Việt Nam - Hàn Quốc; giao lưu hợp tác và phát triển với các hiệp hội, cơ quan tổ chức tại Hàn Quốc, Việt Nam và các nước khác, nhờ đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác – cùng phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ, văn hóa và giáo dục…, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của hai đất nước Việt Nam & Hàn Quốc.

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa VKBIA với Hiệp hội trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trong chuyến công tác Hàn Quốc hồi tháng 9/2019.

- Anh là một trong những người đầu tiên lập ra nhiều hội đoàn của Việt Nam tại Hàn Quốc từ thời sơ khởi. Mà VKBIA theo như tôi thấy thì chỉ mới thành lập thôi nhưng đã có nhiều hoạt động quan trọng, ý nghĩa. Anh có thể nói gì về VKBIA, về các thành viên của Hiệp hội? Các anh có thuận lợi, khó khăn gì khi thành lập và duy trì hoạt động của VKBIA?

VKBIA được thành lập vào ngày 2/9/2019 và chính thức có lễ ra mắt vào 21/9/2019. Chúng tôi đang hào hứng chờ đón 1 ngày kỷ niệm đặc biệt, đó là kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và cũng là kỷ niệm 1 năm- “thôi nôi”của VKBIA.

Một kỷ niệm khiến tôi và tất cả các thành viên VKBIA không bao giờ quên, đó chính là sự động viên rất kịp thời khi buổi lễ ra mắt VKBIA tại Hàn Quốc có sự tham dự và chứng kiến của ông Trần Thanh Mẫn – Bí thư Trung ương Đảng – Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam và đoàn cấp cao Ủy ban TƯ MTTQ, ngay lập tức khi đoàn mới hạ cánh đến Hàn Quốc. Và sau đó là hàng loạt các hoạt động khác của đoàn mà tôi được tham gia cùng.

Chúng tôi cũng có cơ hội tham gia một số hoạt động tại Hội nghị Thượng đỉnh Asean-Korea Summit, Mekong – Korea Summit nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tại Busan và có chuyến thăm chính thức Hàn Quốc vào cuối tháng 11/2019 tại Seoul và gặp lại Thủ tướng nhân dịp Xuân quê hương 2020 trong không khí tràn ngập tình nghĩa đồng bào.

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu chào mừng, giao nhiệm vụ tại lễ ra mắt VKBIA tháng 9/2019 tại Hàn Quốc.

Nhưng Tết âm lịch 2020 đã có thông tin dịch bệnh trên toàn cầu, gây ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống hàng ngày và ảnh hưởng cả đến sự phát triển kinh tế, giao thương giữa hai nước Việt – Hàn. Cả hai nước đều trải qua những giai đoạn khó khăn trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, trong thời gian này, VKBIA cũng thực hiện chương trình “Đồng hành chống Covid-19, Gắn kết Việt - Hàn” kể từ khi dịch mới bùng phát và tiếp tục duy trì hàng loạt các hoạt động tại Việt Nam và Hàn Quốc để cùng 2 nước tham gia phòng chống dịch từ khi mới có dịch và duy trì cho đến hiện nay.

Tuy nhiên, việc kết nối giao thương, giao lưu đi lại giữa nhân dân 2 nước vẫn gặp phải vô vàn những khó khăn khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Nhưng đó cũng chính là động lực thôi thúc chúng tôi tiếp tục thực hiện và tham gia tổ chức các hoạt động, chương trình nhằm góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa giao thương và quan hệ hai nước Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng tốt đẹp.

- Lần trở về này là nhằm đi khảo sát một dự án quan trọng với các thành viên VKBIA, thưa anh?

Trước tiên tôi muốn nói rằng, từ 2019 đến nay chúng tôi cũng có dịp đồng hành và hỗ trợ chương trình hội nghị xúc tiến đầu tư cho một số địa phương ở Việt Nam với Hàn Quốc như: tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Tiền Giang, Quảng Ninh, Lai Châu, Bình Định...

Chúng tôi cũng mời Công ty Hyundai Aluminum và Công ty Cammsys (chuyên sản xuất Camera Module, Hệ thống bảo an nhận diện sinh trắc học và hệ thống sản xuất ô tô điện) của Hàn Quốc đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Bình Định. Tại đây, đoàn công tác VKBIA và các nhà đầu tư đã khảo sát thực địa tại Bình Định từ 26 đến 28/8 và có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định.

Chủ tịch VKBIA-TS Trần Hải Linh phát biểu tại lễ ra mắt VKBIA tháng 9/2019.

Phát biểu tại buổi làm việc Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long đề nghị VKBIA tiếp tục hỗ trợ và kết nối mạnh mẽ các nhà đầu tư Hàn Quốc đến với Bình Định, trong đó có đề xuất về việc có những đối tác phát triển các tổ hợp - phức hợp trung tâm thương mại, giải trí đẳng cấp quốc tế, phát triển các đường bay từ Hàn Quốc đến Bình Định sau dịch COVID-19, phát triển tổng thể hệ thống Logistics phù hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh, hỗ trợ và tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư cho Bình Định…

VKBIA chúng tôi khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ và tăng cường hợp tác với UBND tỉnh Bình Định để việc kết nối và xúc tiến đầu tư được đi vào thực chất và có hiệu quả nhất, góp phần cho việc phục hồi và phát triển kinh tế của Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung sau dịch COVID-19.

- Làm ăn ở Việt Nam mà cụ thể là làm cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam- Hàn Quốc, giữa các địa phương của hai nước các anh có thuận lợi, khó khăn gì và VKBIA có đề xuất gì để tăng cường hợp tác song phương giữa Việt Nam- Hàn Quốc, thưa anh?

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế thì môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam đã có những cải thiện mạnh mẽ và được đánh giá là mang tính cầu thị và cập nhật cho sự phát triển, hội nhập quốc tế. Ví dụ như Quốc hội vừa thông qua các Luật: Luật Đầu tư sửa đổi, Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) theo hướng tạo khung khuôn khổ pháp lý thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với các thông lệ quốc tế nhằm thu hút có hiệu quả các dự án FDI có chất lượng, cũng như cải thiện môi trường đầu tư trong thời gian tới.

Việt Nam đang tích cực hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng đồng bộ và hiện đại; nâng cấp thị trường và công cụ tài chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp hỗ trợ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về đất đai, cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường năng lực của các doanh nghiệp trong nước…

Những điều này đã, đang và sẽ tạo ra những cơ hội làm việc và kết nối đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn đâu đó những mâu thuẫn chồng chéo về Luật, những quy định thủ tục hành chính còn thiếu tính đồng bộ, rườm rà, phức tạp, chưa đạt yêu cầu về tính rõ ràng, minh bạch…

Các thành viên VKBIA trong một buổi khảo sát tại Bình Định, tháng 7/2020.

Chính vì lý do đó, chúng tôi mạn phép có đề xuất như sau: -Tăng cường thu hút, phát huy nguồn lực đầu tư, thương mại, chất xám, mối quan hệ từ các trí thức, doanh nhân... phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước. Có “cơ quan đầu mối có thẩm quyền” để trực tiếp hỗ trợ, kết nối trí thức, doanh nhân; tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp kiều bào với doanh nghiệp trong nước để trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ tiên tiến, làm cầu nối đưa hàng hóa Việt Nam phát triển và đáp ứng chuỗi cung ứng toàn cầu…

-Tăng cường vai trò của các đại diện kiều bào tiêu biểu và các doanh nhân – chuyên gia – trí thức là người nước ngoài hiểu và yêu mến Việt Nam (là người hiểu được rõ cả 2 phía) trong công tác hỗ trợ các cơ quan chức năng của Việt Nam phác thảo những chương trình, kế hoạch mang định hướng chiều sâu là điều hết sức quan trọng.

Trân trọng cảm ơn anh!

Hơn 400 học sinh Việt - Hàn giao lưu văn hoá tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Thông qua Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mới đây, đoàn Trung tâm tình nguyện TP.Busan (Hàn Quốc) ...

Dự án Việt - Hàn: Chăm sóc gia đình đa văn hóa của hai nước

TĐO - Ngày 28/6, tại TP Cần Thơ, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ phối hợp cùng Trung tâm Chính sách Nhân quyền ...

Nguồn bài viết : NỔ HŨ

Top