So với giá chào thầu ban đầu, giá thuốc trong các gói đấu thầu tập trung quốc gia giảm 17%, giúp tiết kiệm 477 tỷ đồng.
- So với giá chào thầu ban đầu, giá thuốc trong các gói đấu thầu tập trung quốc gia giảm 17%, giúp tiết kiệm 477 tỷ đồng.
Tại hội nghị triển khai kết quả đấu thầu cấp quốc gia sáng nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, những năm qua, tổng chi tiền thuốc từ quỹ BHYT của nước ta cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Cụ thể năm 2015 chiếm 48,3%, tương đương 26.000 tỷ đồng, năm 2016 giảm còn hơn 41%, nhưng tổng chi tăng lên 31.000 tỷ đồng.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn công bố kết quả sau đợt đấu thầu thuốc tập trung quốc gia đầu tiên. |
Nguyên nhân do đấu thầu thuốc vẫn thực hiện riêng lẻ từng tỉnh và từng BV dẫn đến giá trúng thầu khác nhau, một số mặt hàng có giá trúng thầu cao.
Để giảm giá thuốc, từ 2016, Bộ Y tế thành lập Trung tâm mua sắm thuốc tập trung thuốc quốc gia và mới đây đã tổ chức đấu thầu lần đầu với 5 hoạt chất, 22 mặt hàng thuốc (5 thuốc biệt dược, 17 thuốc generic). Đây đều là thuốc có tỷ trọng sử dụng lớn về giá trị, số lượng.
Tổng giá kế hoạch các gói thầu là hơn 2.700 tỷ đồng, giá trúng thầu là 2.269 tỷ đồng, thấp hơn so với giá kế hoạch hơn 477 tỷ đồng (giảm khoảng 17%), trong đó riêng thuốc biệt dược tiết kiệm hơn 114 tỷ đồng (giảm 7% so với giá kế hoạch). Theo tính toán, nhiều thuốc điều trị cho bệnh nhân ung thư giảm trung bình 17 - 33%.
Tổ chuyên gia kiểm tra hồ sơ các nhà thầu. |
Có 11 nhà thầu trúng thầu 22 thuốc trên và bắt đầu cung ứng thuốc từ 1/1/2018, giữ giá ổn định đến hết 2019.
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết, hiện nay công tác đấu thầu đã hoàn tất thỏa thuận khung, công việc tiếp theo là theo dõi chất lượng thuốc, số lượng thuốc, kịp thời có điều chỉnh phù hợp, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc.
Thúy Hạnh
Đấu thầu thuốc tập trung là cuộc cọ sát rất lớn về lợi ích, rất nhiều nơi không hài lòng nhưng thực tế giá thuốc mỗi năm giảm hơn 10%.
Chỉ chiếm 1/14 trên tổng số thuốc trúng thầu nhưng tổng giá trị tiền thuốc của biệt dược gốc lên tới 25%.
BHXH Việt Nam đề nghị các BV tuyến trung ương giảm tỉ lệ sử dụng các thuốc biệt dược gốc từ 47% xuống còn 30%, tuyến huyện không được dùng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cho đấu thầu giá thuốc công khai để bảo vệ người tiêu dùng, nhất là người bệnh.
ĐB Nguyễn Hữu Đức (Đồng Tháp) chất vấn Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về giải pháp quản lý giá thuốc.
Nguồn bài viết : Trên đường Pitch