“Dao hai lưỡi” giá trần năng lượng

2025-01-17 20:12:59
Việt Nam luôn có một vị trí đặc biệt trong trái tim Thái tử Đan Mạch
Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh tiếp Thống đốc bang South Australia

Liên minh châu Âu (EU) những ngày qua liên tiếp nhóm họp để thỏa thuận về giá trần đối với dầu mỏ nhập khẩu vận chuyển qua đường biển từ Nga theo mức giá đề xuất của Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7). Theo các nguồn tin, Mỹ và các quốc gia khác trong G7 sau những cuộc thảo luận căng thẳng mới đi tới thống nhất về kế hoạch được cho chưa từng thấy là đưa ra mức giá trần đối với dầu mỏ vận chuyển qua đường biển của Nga. Chưa có thông tin chính thức công bố, song cũng theo các nguồn tin, giá trần này từ 65-70 USD/thùng và thời gian bắt đầu có hiệu lực là từ ngày 5/12 tới.

Nếu như nhóm G7 phải thảo luận căng thẳng một để đi tới thỏa thuận áp giá trần với dầu mỏ của Nga nhập qua đường biển thì với 27 thành viên của EU còn căng thẳng và khó khăn hơn gấp bội. Những cuộc họp vừa qua cho thấy liên minh này chia thành hai phe rõ rệt khi tranh cãi về mức giá trần áp với dầu mỏ nhập từ Nga qua đường biển.

Một bên gồm các nước như Ba Lan, Litva và Estonia… cho rằng mức giá đề xuất của G7 từ 65-70 USD/thùng là quá cao và mức giá này sẽ mang lại rất nhiều lợi nhuận cho Nga do chi phí sản xuất hiện chỉ vào khoảng 20 USD/thùng. Những thành viên EU này muốn giảm giá trần xuống bằng mức chi phí sản xuất, tức là Moscow không những không có lợi nhuận mà còn có thể lỗ nếu bán dầu mỏ cho những nước áp giá trần rẻ tới hơn 3 lần so với mức giá đang bán trên thị trường thế giới hiện nay.

(Ảnh minh họa).

Trong khi đó, nhiều thành viên khác của liên minh như Cộng hòa Cyprus, Hy Lạp, Malta - là những nước có ngành vận tải đường biển phát triển có nguy cơ thua lỗ nếu hoạt động vận chuyển dầu xuất khẩu của Nga bị cản trở - lại cho rằng mức giá này là quá thấp. Những quốc gia nay còn yêu cầu bồi thường cho những thiệt hại kinh doanh mà những nước này phải gánh chịu nếu áp giá trần với dầu mỏ nhập khẩu từ Nga qua đường biên, cũng như cần có thêm thời gian tiến hành điều chỉnh.

Hai “ông lớn” trong EU là Pháp và Đức - cũng là hai thành viên G7 - dù đều ủng hộ áp dụng mức giá trần với dầu mỏ Nga như đề xuất của nhóm G7, song lại tỏ ra quan ngại về khả năng thực thi. Bên cạnh đó, chưa rõ lập trường của một số thành viên EU không có bờ biển có được dành cho ngoại lệ được miễn áp giá trần với năng lượng nhập khẩu từ Nga.

Trong động thái được cho là “bồi thêm” cú đòn trừng phạt vào lĩnh vực năng lượng - một trong những trụ cột kinh tế Nga chống chọi với cuộc trừng phạt tổng lực của Mỹ và phương Tây - EU cũng đang bàn thảo về việc áp giá trần khí đốt nhập khẩu với đề xuất 275 Euro (283 USD) mỗi megawatt giờ (MWh). Giá trần này dù áp dụng chung cho tất cả khí đốt nhập khẩu vào thị trường 27 quốc gia thành viên liên minh, song tác động đáng kể tới Nga hiện là nước xuất khẩu lượng khí đốt lớn vào EU.

Áp giá trần năng lượng được xem là cú đòn rất nặng ký giáng vào nền kinh tế Nga, điều mà Mỹ và phương Tây luôn muốn để gây áp lực tối đa với Moscow kể từ xảy ra cuộc xung đột quân sự giữa quốc gia này với Ukraine. Không trực tiếp can sự vào cuộc xung đột này để ủng hộ Ukraine, Mỹ và các đồng minh phương Tây muốn dùng thứ “vũ khí” đặc biệt - kinh tế để sát cánh cùng Ukraine trong cuộc chiến với Nga.

Mỹ và các đồng minh kể từ cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng nổ cuối tháng 2/2022 tới nay đã liên tiếp tung ra các đòn trừng phạt nhằm “bóp nghẹt” nền kinh tế Nga, trong đó trọng điểm nhằm vào nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất là ngành năng lượng. Bất chấp tất cả, kinh tế Nga dù vấp phải nhiều khó khăn vẫn trụ vững, không “sụp đổ” như điều mà phương Tây muốn thấy.

Những đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã khiến sụt giảm đáng kể lượng dầu mỏ và khí đốt xuất khẩu của Nga. Tuy nhiên, do đây là những mặt hàng đầu vào thiết yếu sống còn, là huyết mạch của mọi nền kinh tế nên khi nguồn cung khan hiếm và đứt gẫy đã đẩy giá năng lượng trên thế giới leo thang. Trong đó, giá tiêu chuẩn của dầu thô Urals Nga được giao dịch trước đây ở mức 60-70 USD/thùng đã nhanh chóng tăng vọt lên 100 USD/thùng.

Thế nên, bất chấp các lệnh trừng phạt chưa từng có của Mỹ và phương Tây, Nga vẫn thu về hơn 155 tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch trong giai đoạn từ tháng 2 tới tháng 9/2022. Hơn 80 tỷ USD trong đó là của các khách hàng châu Âu và tới cuối tháng 9 vừa qua, số tiền này đã vượt 98 tỷ USD, tính ra trung bình khoảng 255 triệu USD mỗi ngày.

Đó là thực trạng mà Mỹ và phương Tây không thể chấp nhận. Đòn trừng phạt nặng ký giá trần năng lượng mà Mỹ và phương Tây đang nóng lòng thực thi được cho ảnh hưởng không nhỏ tới lĩnh vực xuất khẩu thu ngoại tệ chủ chốt của Nga. Kinh tế quốc gia này vốn đang phải vật lộn với khó khăn là hệ lụy của cấm vận chắc sẽ còn khó khăn hơn nữa nếu “con dao” giá trần năng lượng cứa thêm những nhát mới.

Nga chắc chắn không ngồi yên trước cú đòn trừng phạt mới từ phương Tây. Moscow thời gian qua đã có những động thái rất đáng chú ý nhằm tìm kiếm thêm thị trường, đối tác cho xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt với những đính hướng tới là các nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi… Những quốc gia này được cho sẵn sàng đương đầu với sức ép của Mỹ và phương Tây để đảm bảo nguồn cung năng lượng dồi dào và có giá rẻ, điều rất cần thiết giúp phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Với phương Tây, nhất là các quốc gia châu Âu đang phải chống đỡ vất vả với giá cả leo thang cùng sự khan hiếm của nguồn cung năng lượng, cũng không thể không lo lắng từ “tác dụng phụ” của việc áp giá trần năng lượng. Nói là tác dụng phụ song hậu quả có thể rất nghiêm trọng, đó là việc áp giá trần với năng lượng nhập khẩu từ Nga sẽ đẩy giá thứ nhiên liệu “vàng đen” này leo thang hơn nữa.

Trong bối cảnh đang phải gồng mình hết cỡ để chống chọi không rơi vào suy thoái do khủng hoảng năng lượng và lạm phát cao, bất kỳ một sự khan hiếm và tăng giá nào của dầu mỏ hay khí đốt cũng đẩy họ rơi nhanh hơn vào suy thoái kinh tế. Áp giá trần năng lượng của Nga bởi thế, có thể là “con dao hai lưỡi” với phương Tây.

Thái tử Đan Mạch thăm Việt Nam: Kỳ vọng thúc đẩy đầu tư, hợp tác năng lượng
Thái tử Đan Mạch Frederick và phu nhân, Công nương Mary, sẽ dẫn đoàn doanh nghiệp đến thăm Việt Nam từ 1-3/11. Theo Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz, chuyến thăm mang giá trị biểu tượng hướng tới kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đan Mạch.
Singapore xây dựng hệ thống lưu trữ năng lượng lớn nhất Đông Nam Á
Công ty SemCorp của Singapore đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng trong lắp đặt Hệ thống Lưu trữ Năng lượng (ESS) có công suất 200 megawatt trên đảo Jurong của nước này và dự kiến chính thức đi vào hoạt động trong tháng 11 tới.

Nguồn bài viết : Imperial Havana Club Nha Trang

Top