Tiến sĩ trẻ người Việt là nhà sáng chế tiên phong của Viện Y học Quốc gia Mỹ

2024-12-21 12:20:24
Giáo sư Pháp giúp 50 bác sĩ chuyên ngành ‘Phẫu thuật ung thư’ nâng cao trình độ Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tiếp Giáo sư Ahn Kyong Hwan Giáo sư Vũ Minh Giang nói về hòa hợp, hòa giải dân tộc

Sinh năm 1984, Nguyễn Đức Thành từng được đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Anh nhận học bổng tiến sĩ của Quỹ Giáo dục Việt Nam – Mỹ (VEF) năm 2008 và hoàn thành luận án tiến sĩ năm 2013 tại Đại học Princeton. Thời gian sau, anh làm postdoc (thực tập sinh sau tiến sĩ) tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và được Đại học Connecticut bổ nhiệm vị trí Assistant Professor (Trợ lý Giáo sư).

Có thể thấy những nghiên cứu của Thành thường tập trung về công nghệ chuyển đổi vật liệu y khoa thành vật liệu “thông minh” và mang cấu trúc đặc biệt ở kích thước vi mô (nano và micro) cho những ứng dụng khác nhau trong y học và sinh học. Với thành tựu này, anh đã được nhận nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có Giải thưởng dành cho nhà sáng chế trẻ tiên phong của Viện Y học quốc gia Mỹ (NIH Trailblazer Award for Young and Early Investigator 2017), Giải thưởng dành cho 1 trong 18 kỹ sư chế tạo trẻ xuất sắc nhất trên thế giới do Hiệp hội các nhà sản xuất Mỹ (SME) trao tặng năm 2018 (2018 SME Outstanding Young Manufacturing Engineer Award).

PGS.TS Nguyễn Đức Thành

Nói về những công trình của mình, Thành tâm đắc nhất với nghiên cứu về vắc xin và thiết bị đo nội áp có khả năng tự tiêu bên trong cơ thể con người. Anh kể, vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu sau tiến sỹ, ở châu Phi và các nước đang phát triển đang có sự xuất hiện trở lại của những đại dịch như Ebola, bại liệt, cúm,...May mắn là tổ chức từ thiện của Bill Gates đã tài trợ cho nghiên cứu của anh để tạo ra một vắc xin, chỉ cần một lần tiêm ngay khi trẻ ra đời.

Với nền tảng kiến thức vi điện tử, Thành đã nghĩ đến một phương án mới, ứng dụng công nghệ sản xuất chip máy tính để chế tạo những hạt vắc xin nhỏ, bằng vật liệu chỉ y khoa tự tiêu. Theo đó, chỉ cần một lần tiêm duy nhất, những hạt vắc xin này sẽ tự động nhả vắc xin ở những thời điểm khác nhau theo mong muốn và kích thích được sự miễn dịch trên cơ thể. Công trình này được đăng trên Tạp chí Science đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài Mỹ, giới công nghiệp cũng như nhiều hãng tin lớn như The Guardian, The Independence, Foxnews… đưa tin về sản phẩm nghiên cứu.

Công trình thứ hai mà Thành tâm huyết chính là chuyển đổi vật liệu dùng trong y học thành những vật liệu “thông minh” sử dụng cho những ứng dụng khác nhau trong y học. Đó là khoảng thời gian khi mới công tác tại Đại học Connecticut, anh nảy ra ý tưởng sử dụng những vật liệu dùng cho chỉ tự tiêu xử lý để trở thành những vật liệu “thông minh” để chế tạo ra những cảm biến điện tử, có khả năng tự tiêu.

Theo anh, những thiết bị này có thể cấy ghép vào cơ thể để đo những áp suất trong cơ thể bệnh nhân bị chấn thương sọ não, nhãn áp của bệnh nhân đục thủy tinh thể…, truyền tín hiệu ra bên ngoài thông qua công nghệ không dây và đặc biệt là có khả năng tự tiêu hủy. Ý tưởng này được hiện thực hóa bởi những học viên xuất sắc trong nhóm nghiên cứu của anh ở Đại học Connecticut. Thời gian sau đó, nhóm đã công bố kết quả nghiên cứu trên PNAS - một tạp chí đa ngành nổi tiếng của Mỹ và nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, công nghệ trên thế giới, cũng như đông đảo giới truyền thông.

Khơi dậy những tiềm năng

PGS. TS Nguyễn Đức Thành cho biết ở Mỹ, các nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ y sinh và vật liệu y sinh thu hút được sự quan tâm đáng kể từ giới công nghiệp. Chính phủ cũng tài trợ rất lớn cho sự hợp tác giữa giới công nghiệp và các nhà nghiên cứu. Có rất nhiều công ty khởi nghiệp bắt đầu từ những kết quả nghiên cứu của các nhóm nghiên cứu trong các viện và trường Đại học. Bản thân những nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng phải rất năng động trong việc thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu.

PGS.TS.Nguyễn Đức Thành (trái) trao đổi với đồng nghiệp. Ảnh: NVCC

Thành cho rằng việc Việt Nam hợp tác với Mỹ để phát triển lĩnh vực này là hoàn toàn có thể thực hiện được và mang đến cho Việt Nam công nghệ mới và cả nguồn tài trợ rất lớn. Bởi vậy, anh luôn mong muốn được hợp tác với các nhà khoa học trong nước cũng như có thể làm được điều gì đó hỗ trợ cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam. Hiện tại, anh vẫn thường xuyên liên lạc với vài nhóm nghiên cứu ở Việt Nam và hằng năm vẫn tuyển chọn để đưa các sinh viên Việt Nam xuất sắc sang Mỹ học tập và nghiên cứu trong nhóm của mình.

PGS. TS Nguyễn Đức Thành cũng hy vọng Việt Nam sẽ triển khai tài trợ cho các dự án nghiên cứu, hợp tác giữa các nhóm nghiên cứu ở Mỹ, các nước và nhóm nghiên cứu của Việt Nam với một cơ chế mở, bình đẳng, độc lập cho các bên. Theo anh, điều này sẽ tạo điều kiện tốt để thúc đẩy quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa các quốc gia và giúp cho các nhà khoa học ở nước ngoài nói chung, nhà khoa học người Việt Nam đang sống, làm việc ở nước ngoài nói riêng được đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước.

Ra mắt trọn bộ sách Sinh học Phân tử của Tế bào: Tài liệu quý cho bạn đọc Việt Nam

TĐO - Sáng 16/1, tại Đường sách TP.HCM đã diễn ra buổi ra mắt trọn bộ sách Sinh học Phân tử của Tế bào, giao ...

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong an toàn truyền máu

Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử NAT (còn gọi là Kỹ thuật khuếch đại a-xít nucleic) là một trong những kỹ thuật tiên ...

Giải Nobel Y học năm nay đã thay đổi mọi thứ chúng ta biết về y học và sinh học

Cả nhân loại sẽ không thể biết những gì chúng ta đang nói đến ở đây, nếu Hall, Rosbash, và Young không nghiên cứu những ...

Top