Vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về Luật Đầu tư công (sửa đổi)

2025-01-24 17:39:35
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 31 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN

Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu ý kiến: Luật Đầu tư công (sửa đổi) chỉ tập trung sửa đổi những nội dung vướng mắc trong thực tế và đã đánh giá kỹ tác động, còn những nội dung không vướng mắc hoặc chưa có đánh giá tác động thì không nên sửa đổi.  

Theo các đại biểu, cần phải làm rõ những vướng mắc trong việc thực hiện Luật Đầu tư công (sửa đổi), Ban soạn soạn Luật Đầu tư công (sửa đổi) cần lý giải về những nội dung sửa đổi bổ sung một cách cụ thể, bổ sung đánh giá tác động, bảo đảm chất lượng nội dung quy định được chỉnh sửa.

Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ các vấn đề vướng mắc, sửa đổi Luật Đầu tư công toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và thống nhất tên gọi của Luật là Luật Đầu tư công (sửa đổi).  

Cũng có ý kiến cho rằng, nên tập trung vào sửa đổi một số điều cần thiết và lấy tên là “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công”.  

Về vấn đề này, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, trên cơ sở tổng kết 3 năm thực hiện Luật Đầu tư công, qua giám sát, nghiên cứu các ý kiến ĐBQH, đề xuất của các bộ, ngành, địa phương thì vấn đề quan trọng là việc sửa đổi phải tháo gỡ được các khó khăn vướng mắc, phù hợp với thực tiễn.

Dự án Luật đã sửa nhiều nội dung về khái niệm, giải thích từ ngữ; đã sửa đổi, bổ sung cơ bản các quy định của Luật Đầu tư công hiện hành với số lượng các điều phải sửa đổi, bổ sung, loại bỏ chiếm tỷ lệ khá lớn. Do đó, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục triệt để những vướng mắc đã và đang phát sinh trên thực tiễn, bảo đảm tính ổn định, khả thi của Luật, đa số ý kiến thống nhất phạm vi sửa đổi và tên gọi của Luật là “Luật Đầu tư công (sửa đổi)”.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN

Một số ý kiến đề nghị chỉ tập trung sửa đổi những nội dung vướng mắc trong thực tế và đã đánh giá kỹ tác động, những nội dung không có vướng mắc hoặc chưa đánh giá kỹ tác động thì không sửa đổi. Về nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, có ý kiến đề nghị không quy định “nguồn vốn để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách” trong Luật này vì một số nguồn để lại cho đầu tư đã được điều chỉnh ở nhiều văn bản quy định khác nhau. Một số ý kiến đề nghị cần quy định nội dung này để quản lý nguồn lực đầu tư của Nhà nước nhưng cũng cần tạo điều kiện để các đơn vị phát huy quyền tự chủ, đồng thời tránh những quy định chỉ mang tính hình thức và gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Về nội dung này, ý kiến của Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, để một mặt giải quyết các vướng mắc, đáp ứng yêu cầu quản lý nguồn lực đầu tư công, mặt khác bảo đảm quyền tự chủ của các tổ chức, đơn vị sử dụng nguồn vốn, đề nghị thống nhất tiếp thu theo hướng: Quy định trong Luật những nguyên tắc cơ bản trong quản lý, sử dụng nguồn vốn; phân cấp quyền hạn, trách nhiệm cho các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong việc phê duyệt, giao kế hoạch “vốn nhà nước ngoài ngân sách” và thể hiện tại Điều 61 của Dự thảo Luật mới. Đề nghị quy định Kế haochj đầu tư trung hạn 5 năm và hàng năm do Quốc hội phê duyệt không bao gồm nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách. Giao Chính phủ quy định cụ thể về việc lập, phê duyệt, giao kế hoạch vốn đối với các dự án sử dụng nguồn vốn này; bảo đảm có căn cứ pháp lý để khắc phục những vướng mắc đã phát sinh trên thực tế, đảm bảo cơ sở pháp lý trong việc tổ chức thực hiện.

Trong Luật Đầu tư công (sửa đổi) nêu về việc tách riêng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là dự án độc lập (Điều 6), nhiều ý kiến đề nghị bỏ quy định tại Khoản 6 Điều 5 Dự thảo Luật vì không nên tách riêng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là dự án độc lập. Có ý kiến cho rằng quy định tại Khoản 2 Điều 6 chưa rõ ràng, chưa làm rõ được thế nào là quan trọng và quy mô thế nào thì được tách thành các dự án thành phần.

Nguồn bài viết : Thống kê giải đặc biệt

Top