Bình Dương và Quảng Châu thúc đẩy hợp tác công nghiệp văn hóa |
Chuyên gia trong nước và quốc tế tìm giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa |
PGS.TS Vũ Thị Phương Hậu, Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển chủ trì tọa đàm. Sự kiện có sự tham gia của GS.TS Hướng Dũng, Viện trưởng Viện Công nghiệp văn hóa, Đại học Bắc Kinh, các cộng sự của ông cùng các nghiên cứu sinh ngành Văn hóa học.
Phát biểu khai mạc, PGS.TS Vũ Thị Phương Hậu cho biết, văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định tập trung xây dựng, phát triển ngành công nghiệp văn hóa đi đôi với hoàn thiện thị trường các sản phẩm và dịch vụ văn hóa. Đây là một nhiệm vụ quan trọng để xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
GS.TS Hướng Dũng chia sẻ tại tọa đàm. (Ảnh: hcma.vn) |
Trong quá trình tìm kiếm các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, việc tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể mang lại những gợi mở hữu ích về nhiều phương diện: thể chế, chính sách, nguồn lực, cách thức tổ chức thực hiện để phát triển công nghiệp văn hóa.
Bà cho hay, Trung Quốc là quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong phát triển công nghiệp văn hóa. Đặc biệt, những năm qua Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu trong phát triển công nghiệp văn hóa, trở thành một trong các quốc gia dẫn đầu thế giới về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, nhất là các ngành điện ảnh, xuất bản, phần mềm trò chơi giải trí… PGS.TS Vũ Thị Phương Hậu mong muốn được tìm hiểu kinh nghiệm phát triển công nghiệp văn hóa của các nước trên thế giới, đặc biệt là kinh nghiệm của Trung Quốc.
Tại tọa đàm, GS.TS Hướng Dũng đã thông tin về các chính sách và chiến lược thành công của Trung Quốc nhằm phát triển công nghiệp văn hóa. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp văn hóa vào các hoạt động du lịch và vai trò của các tổ chức giáo dục trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững. Ông cũng đề cập đến các mô hình hợp tác quốc tế và kinh nghiệm trong việc tổ chức sự kiện văn hóa, giúp nâng cao nhận thức và giá trị văn hóa địa phương trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Buổi tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều học giả và chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa và du lịch. Những nội dung được thảo luận phản ánh sự quan tâm lớn đối với việc hiện đại hóa ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam.
Born Pink tại Việt Nam và bài toán kinh tế từ ngành công nghiệp văn hóa |
Sáng tạo để gia tăng "sức mạnh mềm" văn hóa Việt Nam |