8 dấu hiệu bất thường chứng tỏ trẻ cần sự giúp đỡ

2025-01-17 20:12:55
3 kiểu mẹ nuôi dạy con thành những đứa trẻ bất tài
Bạn là cha mẹ bình thường hay thông thái, nhìn 10 bức ảnh sau là biết
Hại con vì thói quen cho trẻ quá 5 món đồ

Giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng có những giai đoạn tâm trạng thay đổi bất thường. Bố mẹ đừng bắt con phải luôn luôn hợp tác, ngoan ngoãn, nghe lời trong mọi hoàn cảnh, bởi đó là điều vô lý và không thể xảy ra. Brightside liệt kê 8 hành vi bất thường ở trẻ nhỏ chứng tỏ trẻ cần sự giúp đỡ thay vì bị mắng mỏ và ghét bỏ. Hiểu được nguyên nhân của 8 hành vi này ở trẻ cũng là cách để bố mẹ hiểu con mình hơn và dễ dàng trong việc nuôi dạy trẻ.

1. Trẻ hung hăng, hay cắn người

Trẻ từ 12-36 tháng tuổi bỗng trở nên hung hăng, hay đánh, cắn người khác là điều dễ hiểu. Đơn giản vì não bộ của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện. Trong quá trình hình thành kỹ năng suy luận và tư duy logic, trẻ có thể cắn người, gây sự, ném đồ vào người khác khi họ cố hôn chúng. Ở độ tuổi này, trẻ không đủ khả năng kiểm soát hành vi. Việc bố mẹ cần làm là làm mẫu để trẻ học theo, từ đó trẻ dần biết cách cư xử phù hợp.

2. Tâm trạng thất thường, dễ bị kích động

Bố mẹ sẽ cảm thấy khủng hoảng và ức chế mỗi khi trẻ khóc lóc, gào thét nhưng thực sự mọi chuyện không quá nghiêm trọng như chúng ta tưởng. Nhiều phụ huynh chỉ cần làm một động tác đơn giản là giải quyết được vấn đề, ví dụ như cho chúng một chiếc cốc màu hồng, thay vì màu xanh.

Cần lưu ý rằng khi cảm xúc trở nên phức tạp, trẻ không có khả năng để xử lý chúng. Một sự thất vọng nhỏ cũng có thể khiến trẻ bực bội, làm to chuyện lên. Trong trường hợp này, người lớn nên bình tĩnh, để trẻ biểu hiện cảm xúc, đồng thời giúp con hiểu hành xử như vậy không đúng và hướng dẫn con cách thể hiện cảm xúc.

3. Từ chối thực hiện mọi việc

Có những khi bạn thấy con là một đứa trẻ khó chịu, con từ chối làm mọi việc, ném giày đi, không muốn mặc quần áo, không thèm đeo ba lô. Khi trẻ hành xử như vậy, có nghĩa là trẻ đang mệt mỏi và muốn có thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, cách tốt nhất là hạn chế lôi kéo chúng ra ngoài hay đăng ký hàng loạt lớp học thêm.

4. Chạy vòng tròn, đánh nhau, rượt đuổi người khác

Có những khi trẻ không muốn ngồi yên một chỗ, cố gắng làm loạn, đánh nhau, hoặc chạy xung quanh người lớn. Khi trẻ có biểu hiện như vậy, đó là khi trẻ không có đủ thời gian được vận động và chơi theo ý thích. Trẻ có thể đang cố muốn nói với ba mẹ rằng trẻ muốn ra ngoài chơi hoặc tương tác với những đứa trẻ khác. Lúc này, bố mẹ nên kiểm tra lại thời gian biểu. Con có thể còn quá nhiều thời gian rảnh và không biết dành vào việc gì. Tổ chức buổi chơi chung với con nhà khác sẽ giúp chúng giải quyết tình trạng này.

5. Phá hỏng đồ chơi

Trẻ có thể phá hỏng đồ chơi, hoặc chơi theo phong cách thô bạo, thậm chí tỏ ra hờ hững, không hứng thú với đồ chơi mới. Điều này cho thấy trẻ cảm thấy chán nản khi ở nhà, muốn ra ngoài chạy nhảy, nô đùa hay đơn giản chỉ cần bố mẹ ôm ấp. Cha mẹ nên tổ chức hoạt động khác nhưng đừng tự quyết định mọi việc. Hãy làm theo ý muốn của con nếu ý muốn đó hợp lý.

6. Nói "không" với mọi thứ

Khi trẻ nói không với mọi việc, từ ăn cơm, đánh răng, thay quần áo ngủ là khi trẻ không muốn hợp tác với bố mẹ. Hành vi bất thường này có thể là dấu hiệu của việc trẻ muốn tự kiểm soát tình huống. Lúc này, bố mẹ không nên dùng quyền lực áp đặt con mà nên đưa ra hai lựa chọn. Ví dụ, có thể đề nghị con dọn phòng ngay lập tức hoặc dọn phòng sau khi ra ngoài đi dạo.

7. Nói dối

Trẻ có thể nói dối hoặc phóng đại sự việc, câu chuyện. Nếu việc này xảy ra thường xuyên, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Hành vi này ở trẻ là dấu hiệu cho thấy trẻ đang sợ hãi điều gì đó. Có thể trẻ sợ đối mặt với phản ứng của bố mẹ khi biết sự thật. Trường hợp này, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân con nói dối, thể hiện thái độ họ đánh giá cao việc trẻ cư xử thành thật hơn.

8. Đánh trẻ khác

Trẻ học cách kiểm soát các cảm xúc mạnh khi chúng giận dữ hoặc quá sức chịu đựng. Trong khi đó, kỹ năng thích nghi và giao tiếp chưa phát triển trước năm 5 tuổi. Vì thế, trẻ có thể đánh người khác khi quá lo lắng và tức giận.

Cách hành xử này còn có thể do trẻ bị ảnh hưởng từ bố mẹ và người xung quanh. Vì thế nếu thấy trẻ thường xuyên cư xử hung bạo, bố mẹ cần nhìn nhận lại bản thân và xem xét những người gần gũi trẻ, xem có ai hay cư xử như vậy hay không.

Nguồn bài viết : Chơi game kiếm tiền thật

Top