Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng 2020 cho gia chủ cả năm tài lộc, may mắn |
Mâm cúng Rằm tháng Giêng không thể thiếu những món ăn này |
(Ảnh: Dang Viet Linh) |
Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng 1 âm lịch. Năm 2020, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 8/2 dương lịch. Người Việt rất coi trọng việc cúng lễ trong ngày Rằm tháng Giêng bởi đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới. Dân gian còn có câu "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" nhằm ám chỉ tầm quan trọng của việc chuẩn bị lễ cúng tươm tất dâng thần linh và gia tiên. Ngoài ra, vào ngày này, người dân có thói quen đi lễ chùa, cầu bình an và may mắn cho mọi người trong gia đình.
Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, bắt đầu từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.
Ngày này là dịp dân chúng lên chùa cúng cầu bình an, ước nguyện điều lành. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.
Lễ hội đêm trăng rằm hiện được nhiều nơi. Việt Nam khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam, hiện nay đã thành nếp thường xuyên ở nhiều địa phương.
Đặc biệt ở những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An, lễ hội trăng rằm có nhiều sinh hoạt đặc biệt.
Tại TP.HCM, ngày và đêm rằm Tháng Giêng thường được cộng đồng người Việt gốc Hoa tổ chức ở khu Chợ Lớn, Quận 5.
Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên tiêu mang ý nghĩa về sự đoàn tụ, đoàn viên gia đình. Đây là dịp để cả gia đình quây quần bên nhau, cùng nấu ăn, trò chuyện rồi thưởng trà, ăn bánh trôi nước và ngắm trăng.
Theo quan niệm của người Việt, "đầu xuôi đuôi lọt" tức là thời khắc đầu tiên trong năm rất quan trọng. Ngày mùng 1 tháng Giêng là Tết Nguyên đán, ngày 15 tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu và cả 2 đều mang hy vọng khởi đầu cho một năm mới hanh thông, an khang thịnh vượng.
(Ảnh: Trần Thanh Loan) |
Thời gian cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào sáng 8/2/2020 (tức ngày 15/1 âm lịch). Đối với các gia đình bận, có thể làm lễ cúng trước từ ngày 14 tháng Giêng (tức ngày 7/2/2020). Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ.
Lễ cũng Rằm tháng Giêng nên được tiến hành vào chính ngày - tức ngày 15 âm lịch. Tuy nhiên, nếu không thể sắp xếp được công việc, mọi người có thể tiến hành lễ vào ngày 14 âm lịch. Năm nay, ngày rằm rơi đúng vào thứ 7 - là ngày nghỉ, nên sẽ thuận lợi hơn cho các gia đình muốn cúng rằm đúng ngày 15 âm.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm mâm cỗ chay và mâm cỗ mặn, tùy vào điều kiện của gia đình, có thể sửa lễ cho phù hợp. Các gia đình không nhất thiết phải sắm sửa mâm cao cỗ đầy mà quan trọng nhất là thành tâm.
Mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng. (Ảnh: Chun Chun Mai) |
Mâm cỗ chay cúng Phật gồm:
- Hoa quả
- Chè xôi
- Các món đậu
- Canh xào không thêm nhiều hương liệu
- Bánh trôi nước
Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cỗ mặn cúng gia tiên:
Ngoài các đồ lễ như: Hương, hoa tươi, một chút vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ mặn để cúng gia tiên.
Thông thường mâm cỗ mặn có 4 bát, 6 đĩa, gồm có:
- Bát canh măng
- Bát bóng bì
- Bát canh miến
- Bát canh mọc
- Đĩa thịt gà trống luộc (hoặc thịt lợn)
- Đĩa giò (hoặc chả)
- Đĩa nem
- Đĩa xào
- Đĩa dưa muối
- Đĩa xôi (hoặc bánh chưng)
Rằm tháng Giêng nên đi chùa nào để cầu may mắn, bình an cả năm? Hàng năm, người dân thường đi lễ chùa ngày rằm tháng Giêng để cầu bình an cho gia đình đã trở thành phong thục, nét ... |
Vì sao lại nói 'cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng'? Dân gian có câu "cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng", vậy tại sao lại nói như vậy và ý nghĩa của câu nói ... |
Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên tiêu có ý nghĩa gì? Tết Nguyên tiêu - rằm tháng Giêng vốn bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng qua thời gian, đã trở thành một nét văn hoá tín ... |
Nguồn bài viết : Trận đá gà 24 tỷ