7 nguyên tắc ứng xử mẹ Nhật dạy con mà mẹ Việt nên học |
'Con tôi không phải chia sẻ với con bạn' - thông điệp của bà mẹ gây tranh cãi |
1. Hãy để con nằm chung giường với bạn cho đến khi 3 tuổi
Một số nghiên cứu cho rằng cách ngủ an toàn nhất là để bé ngủ với mẹ. Thực tế, 16 trẻ sơ sinh được nghiên cứu khi ngủ trong cũi và ngủ trên ngực mẹ, thông số đã chỉ ra rằng trẻ bị căng thẳng gấp 3 lần khi bé ngủ một mình. Bác sĩ nhi khoa cũng cho rằng ngủ riêng khác phòng là không an toàn cho bé.
Nếu con bạn còn nhỏ dưới 4 tháng tuổi bác sĩ khuyên bạn cố gắng đừng ngủ nếu đang ôm bé ngủ trên ngực.
2. Đừng ép con bạn ăn nhiều hơn khi các bé đã ăn đủ
Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên để các thực phẩm lành mạnh trên bàn, điều này sẽ khiến bạn không phải lo lắng khi con ăn phải những thực phẩm có hại hay con ăn quá lượng thức ăn tiêu chuẩn. Một số ba mẹ ép con ăn quá nhiều vì nghĩ con sẽ đói. Nhưng thực tế nếu ăn chưa đủ các con sẽ phát tín hiệu để ba mẹ có thể nhận biết. Vì vậy bạn nên để con bạn quyết định xem bé sẽ ăn gì.
3. Đừng hoảng sợ khi trẻ mới biết đi nhưng không muốn dùng bô
Thật tốt khi trẻ biết dùng bô, ba mẹ sẽ tiết kiệm được khoản tiền kha khá cho việc dùng bỉm, tã mỗi tháng. Nhưng việc dạy trẻ sử dụng bô nên tuân theo thời gian phát triển của trẻ. Theo bác sĩ nhi khoa thì không có giới hạn độ tuổi sử dụng bô. Khi con bạn chỉ cần sẵn sàng và bắt đầu quan tâm đến việc ngồi bô là ba mẹ có thể dạy bé cách sử dụng. Thời gian gần đúng nhất để trẻ biết ngồi bô là khoảng từ 2 đến 4 tuổi.
4. Khi bé biết đi, hãy đưa ra sự lựa chọn để dạy bé đưa ra quyết định
Cho dù trẻ mới biết đi ba mẹ cũng nên dạy con độc lập. Bác sĩ nhi khoa Gwenn Schurgin O'Keeffe nói rằng chúng ta không nên áp đặt ý của mình lên trẻ mới biết đi hay là hướng dẫn trẻ quá nghiêm khắc. Thay vào đó ba mẹ hãy dạy con lựa chọn, ví dụ: hỏi con muốn mặc áo màu gì, hay con muốn ăn gì vào bữa tối...
5. Hãy cho con tham gia khi có lịch hẹn với bác sĩ của con
Khi nuôi dạy con cái, hiểu biết về sức khỏe cũng rất quan trong đối với các bậc phụ huynh. Trẻ em cũng nên tìm hiểu xem làm thế nào để có một cuộc hẹn với bác sĩ, và cung cấp một số thông tin cho bác sĩ của mình. Bác sĩ Ambrams nói rằng khi được 6 tuổi trẻ có thể tự trả lời một số câu hỏi trong quá trình kiểm tra. Ba mẹ không nên trả lời toàn bộ câu hỏi của bác sĩ, hãy để trẻ nhận ra rằng trẻ cũng có trách nhiệm với sức khỏe của mình.
6. Chú ý đến bất kì thay đổi trong thói quen ăn uống của trẻ sơ sinh
Bác sĩ gia đình cho rằng, trẻ sơ sinh thường ăn liên tục. Trung bình khoảng 2 tiếng/lần bé sẽ đói và đòi sữa. Nếu bạn phải gọi bé dậy để ăn, hay bé bỏ bú, hoặc lười bú bé có thể đang bị bệnh. Ngoài ra ba mẹ hay chú ý nếu con đổ mồ hôi khi ăn, quấy khóc hay ngủ li bì hãy mang con đến cơ sở y tế để kiểm tra.
7. Mẹo hay giúp con ngừng khóc, áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đôi khi trẻ ăn tốt, ngủ tốt nhưng vẫn cứ khóc cho dù bạn đã làm đủ mọi cách. Hãy thử sử dụng những kĩ thuật dưới đây nhé
- Để con trên ghế bập bênh
- Bật nhạc nhẹ
- Đưa đẩy con trong vòng tay của mẹ hay xe đẩy
- Lái xe
- Bật tiếng ồn trắng
8. Tạo sự tự tin và lòng tự trọng từ khi trẻ còn nhỏ
Lòng tự trọng giúp trẻ đưa ra quyết định tốt hơn, ít chịu khuất phục khi có áp lực. Ba mẹ nên khen con và ghi nhận những nố lực thành tích của con, khuyến khích con bằng cách:
- Dành thời gian bên con nhiều để cho trẻ nhận thấy con quan trọng như thế nào.
- Dạy trẻ cảm ơn, và dạy trẻ có trách nhiệm với những điều phù hợp với lứa tuổi của con.
9. Khi con đang nổi giận, hãy giả vờ như bạn không nghe thấy tiếng la hét
Chúng ta thường gặp hình ảnh trẻ con la hét giận dỗi trong cửa hàng khi đòi hỏi một cái gì đó mà không được đạp ứng. Tiến sĩ Tanya Remer Altmann đã nói rằng cách tốt nhất để ngăn chặn cơn giận dữ tiếp diễn là phớt lờ chúng. Khi con bạn ở một nơi an toàn, chỉ cần nhìn đi chỗ khác. Ngay khi con bạn tìm kiếm sự chú ý và chúng nhận ra mình không nhận được sự quan tâm, con sẽ dừng lại và không la hét nữa.
Điều này khó có thể thực hiện trong lần đầu tiên nhưng bạn có thể thử.
10. Lên kế hoạch cho một hoạt động vui vẻ sau chuyến thăm nha sĩ của bé
Nếu bạn đang cho con đi đến nha sĩ, hãy cố gắng lên kế hoạch cho một số hoạt động vui vẻ ngay sau đó để bé nhớ điều cuối cùng trong ngày là những kỉ niệm vui. Bạn có thể hỏi con muốn những gì sau khi đến nha sĩ.
Bên cạnh đó ba mẹ cũng cần dạy con cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Hãy để trẻ tự chọn bàn chải và kem đánh răng. Sẽ tốt hơn nếu ba mẹ cho bé xem video hay sách thực hành hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
7 lỗi chăm sóc trẻ bố mẹ nào cũng từng mắc phải một lần Sờ vào trán con để đoán con sốt bao nhiêu độ, dỗ con bằng điện thoại thông minh, ủ ấm con kho con sốt là ... |
10 câu ‘thần chú’ giúp bố mẹ khi trẻ không nghe lời Trẻ không nghe lời, không muốn dọn đồ chơi, từ chối ăn hoặc thường xuyên lề mề, cha mẹ nên xử lý ra sao? |
Mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam chia sẻ các điều bố mẹ nên dạy con lúc nhỏ Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cho rằng, cái đích của việc học không phải để con đứng đầu hay xuất sắc nhất mà để ... |
Nguồn bài viết : YB Điện Tử