Việt Nam nỗ lực cùng với cộng đồng quốc tế thúc đẩy và làm sống động hợp tác đa phương Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao lần thứ 27 của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), tối ... |
Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Với tổng kim ngạch hơn 103,5 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của ... |
Hội thảo nhằm thúc đẩy và triển khai tốt Chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản trong tình hình mới cũng như giải quyết một số vấn đề phát sinh của Chương trình do ảnh hưởng của COVID-19 thời gian gần đây.
Phát biểu tại điểm cầu tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung cho rằng, hợp tác phát triển nhân lực giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản trong thời gian qua tiếp tục được coi trọng và có bước phát triển vượt bậc. Đến nay đã có trên 300.000 thanh niên Việt Nam tới Nhật Bản để thực tập kỹ năng. Việt Nam hiện là một trong 15 nước đứng đầu phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản, số lượng thực tập sinh tại Nhật Bản hiện nay là trên 200.000 người và hiện có khoảng 435 doanh nghiệp tham gia phái cử.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bên cạnh số lượng thực tập sinh tăng thì vẫn còn nhiều điều cần chấn chỉnh như tình trạng thực tập sinh vi phạm pháp luật, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp…
Bộ trưởng cũng thông báo với phía Nhật Bản, ngày 13/11 vừa qua, Quốc hội Việt Nam cũng đã chính thức thông qua qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có rất nhiều điểm mới.
Cụ thể: mở rộng đối tượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; bổ sung thêm các chính sách khuyến khích để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuât cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với thị trường lao động; phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động từ nước ngoài trở về; đảm bảo cơ hôi việc làm và kiên quyết không phân biệt đối xử trong hoạt động tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Luật mới cũng đã sửa đổi , bổ sung thêm các quy định nhằm tăng cường quản lý hoạt động của các doanh nghiệp nhất là các chi nhánh, các đầu mối hoạt động và kiên quyết xử lý nghiêm minh tất cả các doanh nghiệp, các nghiệp đoàn vi phạm; quy định chặt chẽ các điều kiện khi cấp giấy phép dịch vụ và công khai, minh bạch các chế độ thu của người lao động…
Quang cảnh buổi hội thảo. |
Nhân dịp này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị, bên cạnh việc tăng cường số lượng lao động thì có thể áp dụng các giải pháp để một số doanh nghiệp phối hợp với nhau, thống nhất cùng chung các chuyến bay đưa lao động Việt Nam đi, như thế vừa tiết kiệm cho người lao động, vừa tiết kiệm cho doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu giữa hai quốc gia. Đồng thời, trên cơ sở MOC đã ký kết giữa hai bên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Bộ LĐ-TBXH Việt Nam để thực hiện tốt các quy định mà hai bên đã ký kết, hạn chế các hiện tượng tiêu cực, tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam- Nhật Bản ngày càng hiệu quả hơn.
Tại đầu cầu Nhật Bản, ông Vũ Hồng Nam – Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản cũng nhận định, thời gian qua, hợp tác lao động giữa Việt Nam và Nhật Bản là một thành công rất lớn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những tồn tại và phải tìm được nguyên nhân của những tồn tại đó. Ông Nam đề nghị các doanh nghiệp cần tập trung vào công tác đào tạo tu nghiệp sinh, để họ khi sang Nhật có thể trở thành những đại sứ đóng góp xây dựng cho mối quan hệ hữu nghị Việt- Nhật.
Ông Kobayashi Kenichi- Cục trưởng Cục Nam Châu Á, Bộ ngoại giao Nhật Bản cho biết, khi dịch COVID-19 tiếp tục gia tăng, Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp thì phía Nhật Bản buộc phải tạm dừng tiếp nhận người nước ngoài vào Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, việc nhập cảnh của các thực tập sinh đã trở nên rất khó khăn.
Tuy nhiên, trên cơ sở thỏa thuận giữa hai nước, phía Nhật Bản đã áp dụng biện pháp ngoại lệ cho phép tái triển khai Chương trình tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng, hai nước cũng đã ký thỏa thuận chấp thuận tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản với điều kiện khi họ sang Nhật Bản phải kiểm tra sức khỏe và có thời gian cách ly hai tuần.
"Chúng tôi cũng hiểu rằng, khi dịch bệnh lây lan và kéo dài, cuộc sống của thực tập sinh Việt Nam cũng trở nên khó khăn hơn, rất nhiều thực tập sinh kỹ năng mất việc, không thể về nước. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành liên quan ngăn chặn các công ty môi giới xấu và loại bỏ tình trạng thực tập sinh phải trả quá nhiều chi phí trước khi xuất cảnh cũng như cố gắng cải thiện mỗi trường sống và làm việc của thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản", ông Kobayashi Kenichi cam kết.
Việt Nam và Nhật Bản áp dụng quy trình mới nhập cảnh ngắn ngày, không cách ly tập trung Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất về việc áp dụng quy trình đi lại ... |
Chính phủ Nhật Bản duy trì nhiều ưu đãi cho thực tập sinh Việt Nam Dịch COVID-19 trên toàn thế giới chưa có dấu hiệu ngừng lại mà vẫn tiếp tục những diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh thực ... |
Nguồn bài viết : Xổ số điện toán