Huy động sự tham gia của xã hội, gia đình trợ giúp xã hội cho người tâm thần, trẻ tự kỷ |
Lập hội đồng chuyên môn tâm thần liên quan đến dịch COVID-19 |
(Ảnh minh họa) |
Kế hoạch nêu rõ những mục tiêu cụ thể của chương trình. Theo đó, giai đoạn 2021-2025, hằng năm, ít nhất 80% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; ít nhất 30% trẻ em tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội; 85% phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến…
Giai đoạn 2021-2025 phấn đấu có it nhất 80% trẻ khuyết tật tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục. Ít nhất 40% người tâm thần, người rỗi nhiễu tâm trí được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại cơ sở trợ giúp xã hội; ít nhất 40% hộ gia đình người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đại theo quy định; 80% người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
Hằng năm, 100% người tâm thần nặng thuộc hộ nghèo, cận nghèo có hành vi nguy hiểm đến gia đình và cộng đồng; 100% người tâm thần lang thang chưa xác định được nơi cư trú được tiếp nhận, chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội…
Mục tiêu của chương trình ở giai đoạn 2026-2030 bao gồm: khoảng 90% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 80% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; khoảng 40% trẻ em tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội phù hợp tại cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội; 90% phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến.
Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, UBND thành phố Hà Nội sẽ thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp: Trợ giúp y tế; trợ giúp giáo dục; trợ giúp hướng nghiệp, lao động trị liệu, hỗ trợ sinh kế và văn hóa, thể thao; phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội làm nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên; truyền thông, nâng cao nhận thức; giám sát, đánh giá; hợp tác quốc tế. Từ đó, huy động sự tham gia của toàn xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng tăng cường trợ giúp về vật chất, tinh thần, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống...
UBND thành phố Hà Nội cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện chương trình. Trong đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội là cơ quan Thường trực, tham mưu UBND thành phố về công tác triển khai, thực hiện kế hoạch trên…
Ra mắt website thông tin về tự kỷ |
Chia sẻ câu chuyện, tác phẩm của trẻ tự kỷ đến cộng đồng |
Nguồn bài viết : Power 6/55