Xóa đói giảm nghèo - điểm sáng trong bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam

2025-01-17 20:12:53
Việt Nam - Trung Quốc: Trao đổi kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo
Đảm bảo quyền con người thông qua triển khai chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025

Hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa đói, giảm nghèo

Cùng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của toàn dân, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đã góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra. Theo đó, nếu năm 1993, tỉ lệ hộ nghèo cả nước là 58,1% thì đến cuối năm 2020 chỉ còn 2,75%.

Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xoá đói, giảm nghèo và được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới.

Chương trình, cơ chế, chính sách, pháp luật về giảm nghèo được Chính phủ ban hành khá đồng bộ, toàn diện để hỗ trợ toàn diện cho người nghèo, có chính sách giảm nghèo đặc thù, ưu tiên đối với các đối tượng yếu thế, vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn; từng bước giảm dần và bãi bỏ những chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện. Trong 5 năm qua, thu nhập của người nghèo tăng hơn 2 lần; hơn 13 nghìn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả với trên 2,2 triệu hộ hưởng lợi; 5.500 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài...

Cho đến nay, Việt Nam đã 8 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia theo mô hình tháp giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu người nghèo từ thấp lên cao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kỳ. Việt Nam cũng là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là một trong những quốc gia đầu tiên của Châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

Kết quả trên có ý nghĩa rất to lớn, khẳng định ý chí, quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xoá đói, giảm nghèo và được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới.

Giảm nghèo nâng cao chất lượng cho người dân

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững và đảm bảo quyền an sinh xã hội của người nghèo, Việt Nam đã ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 với các tiêu chí xác định hộ nghèo về thu nhập và thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản được nâng lên so với giai đoạn 2016-2020 nhằm mục tiêu không chỉ đảm bảo thu nhập tối thiểu mà còn hỗ trợ để cải thiện mức độ tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin.

Tháng 10/2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Chương trình tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội vùng lõi nghèo, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người nghèo, đào tạo kỹ năng nghề, tạo việc làm tốt, hỗ trợ đối tượng yếu thế không rơi vào tình trạng nghèo đói.

Giảm nghèo kết hợp với nâng cao chất lượng về y tế cho người dân.

Ông Tô Đức, Chánh Văn phòng Quốc gia giảm nghèo cho biết: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 góp phần giải quyết các vấn đề nghèo đói trọng tâm, trọng điểm, cấp bách, có mục tiêu, có thời hạn đảm bảo quyền con người. Chương trình tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội vùng lõi nghèo, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người nghèo, đào tạo kỹ năng nghề, tạo việc làm tốt, hỗ trợ đối tượng yếu thế không rơi vào tình trạng nghèo đói.

Đối với địa bàn nghèo, Chương trình tập trung hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối vùng, thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất trên địa bàn các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Đối với người nghèo, Chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đảm bảo nâng cao thu nhập cho hộ nghèo thông qua: Các hoạt động đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sinh sống ở vùng nghèo, vùng khó khăn, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững.

Bảo đảm quyền cho nạn nhân bom mìn là ưu tiên của Việt Nam
Xây dựng phần mềm điện tử thu thập số liệu nạn nhân bom mìn, hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp; có quỹ y tế hỗ trợ cho nạn nhân bom mìn; cung cấp sinh hoạt phí cho nạn nhân bom mìn… là những giải pháp hiệu quả hỗ trợ nạn nhân bom mìn các nước chia sẻ với Việt Nam tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về tăng cường công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn năm 2021” vừa được Bộ LĐ-TB&XH tổ chức.
Bảo đảm quyền con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Dịch COVID-19 trực tiếp và gián tiếp đều ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền con người, đòi hỏi cần hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp lý cũng như sự chung tay của cộng đồng quốc tế để vừa ứng phó với tác động sâu rộng của đại dịch vừa bảo đảm các quyền con người cơ bản. Đây là vấn đề được đặt ra tại Hội thảo khoa học “Bảo đảm quyền con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19 – kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam” vừa được Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.

Nguồn bài viết : Seaside Club

Top