Trà Vinh chủ động vận động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ Ngày 27/7, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) do ông Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Ban Điều phối viện trợ Nhân dân (PACCOM), Trưởng Văn phòng phía Nam - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) dẫn đầu đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Trà Vinh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Nguyễn Quỳnh Thiện cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh liên quan tiếp và làm việc với đoàn. |
Khám phá kiến trúc chùa Khmer độc đáo ở Trà Vinh Dừa sáp, bún nước lèo, bánh canh Bến Có… là những đặc sản ẩm thực hấp dẫn của Trà Vinh. Nhưng điều thu hút du khách bốn phương tới chiêm ngưỡng, tìm hiểu và nhớ mãi không quên phải là hệ thống chùa Khmer. Đây là những công trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc nhưng gắn bó mật thiết với mọi sinh hoạt của người Khmer: từ học tập, tu tập đến sinh hoạt cộng đồng, lễ hội truyền thống… |
Ổn định cuộc sống từ nghề truyền thống
Xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú, Trà Vinh đầu tháng 8 sau cơn mưa sáng vội vàng, trên khu đất vườn khoảng 1.000 m2, chị Quách Thị Út (xã An Quảng Hữu) đang mải mê hái rau kịp cho đơn hàng. Khu trồng rau màu của gia đình chị có các loại: rau cải, mồng tơi, xà lách, gia vị… Tất cả đều đang ở thời điểm cho thu hoạch.
Chị Quách Thị Út (xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú, Trà Vinh) đang thu hoạch rau màu trong khu trồng trọt 1.000m2. |
Chị Quách Thị Út chia sẻ: Gia đình tôi đã ở trên mảnh đất này từ nhiều đời. Chỉ có một nghề duy nhất để kiếm sống là trồng rau màu. Trước đây, chúng tôi trồng trọt theo thói quen, không có phương pháp nên thu nhập không đủ sống.
Từ năm 2016; nhờ khoản vay 20 triệu đồng của Hội liên hiệp phụ nữ xã An Quảng Hữu và được dạy cách làm khoa học gia đình tôi đã có thu nhập ổn định từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng. Sau khi trả góp cho khoản vay mỗi tháng hơn 1 triệu đồng, tôi tích cóp mua được tivi; nuôi được bốn con ăn học và tiết kiệm được chút ít dưỡng già.
Đan lát các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng là một nghề truyền thống của người dân ấp Giồng Đình, xã Đại An, huyện Trà Cú, Trà Vinh. Cũng nhờ mô hình này, chị Dương Thị Tiền (sinh năm 1966) đã vừa có thu nhập ổn định lại có thời gian chăm sóc các cháu khi con cái đi làm ăn xa.
Chị Tiền cho biết, không biết nghề đan lát thủ công mỹ nghệ của xã có từ khi nào nhưng từ ông bà, cha mẹ chị đã làm nghề này để mưu sinh. Chị đã từng lên thành phố làm giúp việc gia đình để cải thiện thu nhập nhưng phải xa nhà, xa chồng con. Thời gian gần đây, khi con cái trưởng thành lên thành phố làm việc thì chị lui về trông nom các cháu. Ngoài thời gian cho gia đình, vợ chồng chị vẫn kiếm được 100.000 đồng/ngày từ đan lát thủ công mỹ nghệ.
Chị Dương Thị Tiền (ấp Giồng Đình, xã Đại An, huyện Trà Cú, Trà Vinh) tranh thủ thời gian rảnh rỗi đan lát đồ thủ công mỹ nghệ. |
“Sáng, tôi cho các cháu ăn uống, đi học rồi về chợ búa, cơm nước cho cả gia đình. Chiều lại tranh thủ đón tụi nhỏ, tắm giặt. Những lúc rảnh tôi mới tranh thủ đan lát nhưng hai vợ chồng vẫn thu nhập ổn định. Việc lúc nào cũng nhiều, hàng thì luôn khan hiếm, không phải lo đầu ra.”
Theo bà Lê Thanh Trà, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã An Quảng Hữu: Gia đình chị Quách Thị Út là một trong 32 thành viên tham gia mô hình tổ hợp tác trồng rau an toàn của xã. Với mô hình này, 27/32 hộ nghèo xã An Quảng Hữu trước đây đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Nghề cũ, cách làm mới
Bà Lê Thanh Trà, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã An Quảng Hữu cho biết, thay vì trồng rau màu tự phát, nhỏ lẻ, chúng tôi thành lập tổ trồng rau màu an toàn để hỗ trợ bà con về vốn và phương pháp canh tác. Các thành viên trong tổ liên kết với nhau giúp các hội viên giảm chi phí sản xuất, thuận lợi trong canh tác, đảm bảo đầu ra cho nguồn hàng. Đặc biệt, các thành viên còn được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ để đầu tư cho sản xuất, trồng trọt.
“Người nhiều nhất có 2.000 m2; thấp nhất là 500 m2 để canh tác, trồng trọt; 32 thành viên tham gia mô hình đã có thu nhập ổn định. Người phụ nữ được bảo vệ quyền lợi, nhận được sự giúp đỡ của Hội phụ nữ các cấp; Đảng bộ, Chính quyền…”, bà Lê Thanh Trà cho biết.
Phụ nữ ấp Giồng Đình, xã Đại An, huyện Trà Cú, Trà Vinh đan lát đồ thủ công mỹ nghệ. |
Bà Diệp Thị Trang (ấp Giồng Đình, xã Đại An, huyện Trà Cú, Trà Vinh) là chủ một cơ sở đan thủ công mỹ nghệ nổi tiếng ở Trà Vinh. Mặt hàng cơ sở này sản xuất là mô hình các vật dụng gia đình như: bình nước, ấm chén hay các vật dụng đánh bắt cá thu nhỏ như: đơm, đó dùng trong trang trí, trưng bày. Với giá bán 100.000 đồng/bộ sản phẩm, thì cơ sở với 87 thành viên trong tổ hợp tác “làm không đủ bán”.
Được biết, đan lát truyền thống trước đây vừa cồng kềnh, giá lại rẻ dẫn đến đời sống người dân bấp bênh. Sau nhiều lớp tập huấn của Hội Nông dân huyện Trà Cú, người dân chuyển sang đan lát thủ công mỹ nghệ.
“Cứ 10 ngày các đơn hàng lại được thu mua một lần để tiểu thương bán làm quà lưu niệm trong nước hoặc xuất khẩu. Một tháng, cơ sở bán ra khoảng 1.500 bộ sản phẩm. Thành lập từ năm 2007 đến nay, cơ sở luôn luôn ổn định trong cung cấp việc làm và bao tiêu sản phẩm”, bà Diệp Thị Trang nhấn mạnh.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Trà Vinh: Hiện, toàn tỉnh có 10.207 hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025, chiếm tỷ lệ 3,56% so với tổng số hộ dân cư; trong đó, số hộ nghèo dân tộc Khmer là 6.483. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh đã xuất nguồn Quỹ “Vì người nghèo” và vận động để chăm lo cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, xã đảo, vùng dân tộc thiểu số... với tổng trị giá 4,9 tỷ đồng. Tính đến tháng 6/2022, toàn tỉnh đã hỗ trợ cho 7.421 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn, ổn định sinh kế với số tiền 248,381 tỷ đồng. |
13 tỉnh, thành phố ĐBSCL chia sẻ thông tin về công tác nhân quyền |
Lai Châu đẩy mạnh tập huấn về công tác nhân quyền |
Nguồn bài viết : NS Điện Tử