Gia đình đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống xâm hại trẻ em | Vietnam+ (VietnamPlus)

2025-01-20 20:18:42
Bà Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) báo cáo đề dẫn tại hội thảo. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Theo số liệu của các cơ quan chức năng, trong 2 năm 2017-2018, toàn quốc có 3.221 trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trong đó có 2.690 trẻ em bị xâm hại tình dục; trong 3 tháng đầu năm 2019 có 325 trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Trên thực tế, con số này có thể còn cao hơn nhiều.

Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Trần Tuyết Ánh cho biết như vậy tại Hội thảo “Vai trò, trách nhiệm của Gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, diễn ra sáng 28/6 tại Hà Nội.

Hội thảo được tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam, Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em năm 2019.

Tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ, thảo luận, đánh giá, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò, trách nhiệm của gia đình cũng như những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phòng, chống xâm hại trẻ em.

Từ đó, các đại biểu đề xuất giải pháp, kiến nghị thiết thực nhằm phát huy vai trò của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay.

Đây cũng là dịp để tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức các thành viên gia đình trong việc bảo vệ trẻ em trước hành vi bạo lực, xâm hại trong gia đình và ngoài xã hội.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho biết thời gian qua, xã hội còn phải chứng kiến một số gia đình, tổ chức thiếu trách nhiệm với trẻ em, chưa coi trọng vấn đề bảo vệ trẻ em, thiếu hiểu biết về luật pháp, không nhận thức được các hành vi vi phạm quyền trẻ em dẫn đến thực thi pháp luật, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn yếu.

['Khoảng trống' trong xử lý xâm hại tình dục trẻ em]

Một số địa phương chưa khơi dậy và phát huy hết các nguồn lực, vai trò, trách nhiệm của gia đình, trường học, cộng đồng cơ sở đối với bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Công tác truyền thông vận động để mọi người dân thực hiện tốt các văn bản pháp luật về bảo vệ trẻ em còn hạn chế, chưa rộng khắp.

Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Thứ trưởng Tạ Quang Đông khẳng định việc phòng, chống xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục là vấn đề cấp thiết, cần sự tham gia vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội, trong đó gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng.

Gia đình là môi trường sống đầu tiên, là nơi hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Do đó, mỗi thành viên gia đình, nhất là là cha mẹ, trước hết phải hiểu rõ về vai trò, trách nhiệm của bản thân; trang bị cho bản thân và giáo dục, hướng dẫn cho con, cháu những kiến thức, những kỹ năng trong việc nhận diện, phòng, chống các hành vi xâm hại trẻ em. Đây có thể coi là nền tảng quan trọng, thiết thực với việc phòng, chống xâm hại trẻ em, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Phòng, chống xâm hại trẻ em chính là để bảo vệ trẻ em, bảo vệ tương lai của mỗi gia đình, của đất nước. Điều này cần có sự tham gia, vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội, trong đó gia đình có vị trí vô cùng quan trọng. Những người cha, người mẹ phải luôn đồng hành cùng con, giáo dục, trang bị cho con những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ bị xâm hại.

Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) Đặng Hoa Nam cũng thông tin cho biết số lượng các vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng được phát hiện, xử lý có giảm nhưng không nhiều, tính chất của các vụ xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng. Trẻ em bị xâm hại tình dục xảy ra ở nhiều độ tuổi, do nhiều loại đối tượng gây ra, trong đó phần lớn là người quen, họ hàng, hàng xóm, không chỉ người Việt Nam mà cả người nước ngoài, có cả trường hợp xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng.

Nhiều vụ việc gia đình không cung cấp thông tin, thông báo, tố giác tới các cơ quan chức năng, vì sợ ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình; thủ phạm có sự đe dọa hoặc dùng tiền mua chuộc, hòa giải với gia đình của nạn nhân.

Bạo lực, xâm hại tình dục gây tổn thương nặng nề đến cả thể chất và tinh thần trẻ em, thậm chí làm trẻ em bị tử vong hoặc khiến trẻ em phải tự tử.

Ông Đặng Hoa Nam cho rằng cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em để làm cơ sở phòng ngừa và giải quyết nghiêm minh vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.

Mặt khác, các cơ quan chức năng tiếp tục truyền thông về các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em; phát hiện, lên tiếng, thông báo ngay cho các cơ quan chức năng về các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em./.

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn bài viết : Đánh bài casino

Top