Dâu đất xứ Quảng: Hương vị miền sơn cước

2025-01-17 20:12:55
ADB tài trợ 60 triệu USD hỗ trợ các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Bình Định và Quảng Nam
Ngày 26/8, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết vừa phê duyệt khoản tài trợ trị giá 60 triệu USD, nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cơ sở hạ tầng giao thông và cấp nước ở hai tỉnh Bình Định và Quảng Nam, đặc biệt là ở các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, nơi có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số.
Thái Bình, Quảng Nam, TP.HCM bổ nhiệm loạt nhân sự, lãnh đạo mới
Thái Bình, Quảng Nam và TP.HCM vừa công bố và triển khai các quyết định về công tác cán bộ tại địa phương, theo đó điều động, bổ nhiệm một số nhân sự, lãnh đạo mới.
Những chùm quả dâu đất chín với sắc hồng tươi bám chi chít trên cành và cả thân cây trông thật hấp dẫn. (ảnh Sơn Thủy)

Trong các loại cây ăn quả ở Tiên Phước (Quảng Nam), đáng chú ý nhất là bòn bon và dâu đất. Dâu đất tuy kém ngon hơn bòn bon, song đến mùa những chùm quả chín sắc hồng tươi bám chi chít trên cành và cả thân cây trông thật hấp dẫn, khiến người ta không thể không muốn nếm thử hương vị loại trái cây rất đỗi bình dân của vùng sơn cước.

Tháng 7 tháng 8 âm lịch, dâu đất vào mùa thu hoạch, trĩu trái trên các nhà vườn ở các địa phương vùng trung du, nhất là Tiên Phước - "thủ phủ" dâu đất ở Quảng Nam. Dâu đất thuộc loại cây thân gỗ, cao 10-20 m. Quả mọc ở thân cây và một số cành to, khi chín có màu đỏ hoặc vàng. Một chùm dâu đất có đến vài chục quả.

Cây có tán rộng, có trái màu đỏ khá đẹp và mọc chi chít trên thân giống như sung nên cũng đã có nhiều người mua cả cây mang về trồng làm cảnh trong sân vườn. (ảnh Bảo Anh)

Tại huyện Tiên Phước, dâu đất được trồng chủ yếu xã Tiên Thọ khoảng 4.000 cây, nhiều xã khác như xã Tiên Thọ, Tiên Kỳ, Tiên Cảnh, Tiên Hiệp và các xã vùng Sơn - Cẩm - Hà... cũng trồng. Bình quân mỗi nhà vườn có thu nhập 15-20 triệu đồng từ bán trái dâu đất.

Huyện trung du Tiên Phước là thủ phủ của cây dâu đất Quảng Nam, trung bình mỗi hộ sở hữu một vài cây trồng trong vườn. Dâu đất xưa kia vốn mọc dại trong rừng, người dân ăn thấy vị chua ngọt nên mang về nhà trồng.

Quả dâu đất phần ruột có vị ngọt và chua. (ảnh Bảo Anh)

Ngày trước, loại cây này không phải phát triển kinh tế nhưng do cha ông trồng để làm bờ rào, bóng mát nên được gìn giữ. Cây mọc tự nhiên nên trồng rất dễ, ít tốn công chăm bón. Loại cây này tán rộng, chiếm diện tích lớn nên trồng xen kẽ với các cây ăn quả khác. Tuy nhiên, bây giờ nhiều người vẫn thu hoạch dâu đất để mang bán với giá 4.000-6.000đ/kg để cải thiện đời sống.

Quả dâu đất phần ruột có vị ngọt và chua. Trung bình mỗi cây dâu đất hái được khoảng hơn 150 kg trái. Với giá cả ổn định hiện nay thì các gia đình cũng thu được 3-4 triệu đồng, có thêm chút tiền lo chi phí sinh hoạt.

Anh Trần Công Trình bên cây dâu đất chi chít quả. (ảnh Bảo Anh)

Anh Trần Công Trình cho biết: "Dâu đất không phải nguồn thu nhập chính, chỉ là loại cây góp phần tăng thu nhập. Nhà nhiều trồng vài chục cây, nhà ít có vài cây trong vườn. Người dân Tiên Phước rất hiếu khách, vào mùa này đến tận vườn tham quan và thưởng thức dâu đất tại chỗ”.

Không chỉ thế, vì có tán rộng, có trái màu đỏ khá đẹp và mọc chi chít trên thân giống như sung nên cũng đã có nhiều người mua cả cây mang về trồng làm cảnh trong sân vườn. Là cây trồng chơi ăn thiệt, được mùa được giá, dâu đất đem lại thu nhập đáng kể cho nhà nông.

Công an Đà Nẵng giúp dân thu hoạch lúa
Những ngày qua, người dân Đà Nẵng trong thời điểm giãn cách xã hội đã được lực lượng công an xuống đồng giúp dân thu hoạch lúa đang chín rộ.
Đà Nẵng: Một số chợ truyền thống được mở lại, người dân sẽ mua hàng như thế nào?
Các chợ mở lại tại Đà Nẵng không bán hàng trực tiếp cho người dân, chỉ bán qua Tổ phòng, chống Covid-19 cộng đồng của các tổ dân phố .
Đà Nẵng cảnh báo tình trạng giả danh shipper lừa đảo trong thời gian giãn cách
Công an TP Đà nẵng đã xác minh hai trường hợp là shipper lừa đảo trên mạng xã hội, xác định được một đối tượng ở Ninh Bình và phối hợp xử lý.

Nguồn bài viết : baccarat

Top