Bữa cơm tối của người Việt - nơi nuôi dưỡng tình cảm gia đình

2025-01-17 20:12:56
Quá trình "phá huỷ" một đứa trẻ từ những trò đùa vô ý thức của người lớn Cha mẹ ly hôn – Những đứa trẻ sẽ lớn lên thế nào? Từ chuyện Burger King chế giễu người Việt ăn đũa: tục ăn bằng đũa của người Việt có từ bao giờ?
(Ảnh: Nhà hàng Bể Cá)

Sẽ không có một hình ảnh nào mang nhiều ý nghĩa, gợi nhiều thương nhớ và gần gũi đến thế với người Việt như bữa cơm gia đình. Người Việt không đơn thuần coi bữa cơm là bữa ăn để no bụng mà còn là nơi để nuôi dưỡng tình cảm, bồi đắp yêu thương gắn bó. Ở bữa cơm ấy, một không gian văn hóa được hình thành. Mọi người quây quần bên nhau, người lớn dạy trẻ nhỏ cách mời cơm, cách cầm đũa, cách gắp thức ăn cho người lớn tuổi, cách nhai sao cho ý tứ, "ăn trông nồi ngồi trông hướng"...

Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng gọi tên những món ăn tuổi thơ của mình. Cơm trắng, rau muống luộc, cà muối, bát canh, chẳng cần sơn hào hải vị, nhưng vẫn là những món ăn mà khi nhắc đến thì vừa thương vừa nhớ. Ở cái thời khốn khó có được miếng ăn đã là hạnh phúc, bữa cơm gia đình người Việt chỉ giản dị như thế. Sau này khi đời sống khấm khá, khái niệm ăn no chuyển thành ăn ngon. Bữa cơm của các gia đình hiện đại nhiều món hơn, màu sắc hơn, cầu kỳ hơn, nhưng quân quần và gắn bó - tinh thần nguyên bản của bữa cơm gia đình thì vẫn được gìn giữ và coi trọng.

Còn nhớ cách đây vài năm, nổi lên phong trào khoe mâm cơm nhà của các bà nội trợ, các hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm nấu nướng cũng vì thế mà "mọc lên như nấm". Cho đến bây giờ, đây vẫn là phong trào tồn tại bền bỉ và ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc bữa cơm gia đình vẫn được coi trọng trong tâm thức của nhiều người.

Quay trở lại bữa cơm giản dị thời khốn khó, hai món ăn cơ bản là rau muống, cà muối đã đi vào tục ngữ thơ ca khiến người Việt nào cũng thuộc, cũng biết: "Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”. Rau muống luộc lên, chấm cùng nước mắm tỏi ớt cũng thành một món tốn cơm, nước luộc thì cho thêm sấu, quất, chua chua thanh thanh, để dành ăn cùng với cà muối.

Bên cạnh cà muối, rau muống luộc, hai món ốc om chuối đậu và thịt lợn giả cầy cũng là món ăn dân dã nhưng được coi là "đặc sản" trong các bữa ăn gia đình hiện đại. Có khi cuối tuần rảnh rỗi có thời gian mới nấu được. Ốc om chuối đậu có vị chua nhẹ của mẻ, vị đắng thơm quyến rũ của nghệ, vị đậm nồng của mắm tôm, vị ngọt giòn của ốc, vị béo ngậy của thịt, vị thơm mềm của đậu ướp nghệ nướng, vị bùi của chuối xanh dẻo bở, vị thơm cay của lá lốt, tía tô, vị ngọt đậm đà sánh của nước dùng canh ốc. Còn giả cầy om giềng mẻ thì thật hấp dẫn với chân giò mềm, nước ngọt sánh keo keo từ bì và gân bắp chân giò, cùng vị chua thanh vị mẻ, đậm đà mắm tôm, vàng om màu nghệ.

(Ảnh: Nhà hàng Bể Cá)
(Ảnh: Nhà hàng Bể Cá)

Sẽ rất khó lý giải tại sao cho đến ngày nay, giữa hàng nghìn món ngon đa dạng, rau muống luộc, bát cà dầm tương, cà muối hay ốc om chuối đậu, giả cầy om giềng vẫn "hiên ngang" trong các mâm cơm gia đình, vẫn là món ăn đưa cơm nhất. Có thể vì ngon, có thể vì dễ ăn hoặc cũng có thể vì con người ta hay có xu hướng hoài niệm và nghĩ về những điều xưa cũ. Những người vợ, những người mẹ khi tự tay nấu những món ăn dân dã này, biết đâu họ cũng đang hồi tưởng về tuổi thơ khốn khó, về bữa cơm gia đình quây quần có bố có mẹ, có chị có em. Dẫu là vì lý do gì, bữa cơm dù hảo hạng hay đơn sơ, thì điều làm nên ý nghĩa của bữa cơm đó là sự quây quần và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Xem thêm:

Éo le chuyện chấp nhận ly hôn để vợ giúp... thoát nghèo

Để đổi đời, rất nhiều người chồng đã chấp nhận ký đơn ly hôn cho vợ đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) được thuận tiện. ...

Người Việt từng chỉ xưng hô tao - mày

Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cho rằng, người Việt từng có cách xưng hô phổ biến hai ngôi “tao” và “mày” duy nhất.

5 vụ ly hôn nghìn tỷ ầm ĩ của các cặp vợ chồng đại gia Việt Nam

Một khi đã quyết định chia tay, người trong cuộc chỉ có một mong muốn duy nhất là kết thúc nhanh chóng. Tuy nhiên, người ...

Nguồn bài viết : blackjack

Top