Triển khai chương trình lao động đặc định cho lao động trẻ Việt tại Nhật Từ tháng 7, người Việt tại Hàn Quốc sẽ phải đóng BHYT cao gấp 7 lần Doanh nghiệp Nhật Bản kéo đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư |
Thực tập sinh kỹ năng Việt Nam tại một nhà máy ở tỉnh Niigata, Nhật Bản. Ảnh: Reuters |
Visa kỹ năng đặc định (hay còn gọi là Tokutei Ginou) là loại Visa mới dành cho lao động người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản. Khi được cấp visa này, người lao động có cơ hội được làm việc dài hạn tại Nhật với mức thu nhập hấp dẫn cùng nhiều chế độ đãi ngộ tốt. Tuy nhiên, yêu cầu về trình độ chuyên môn khi xin xét duyệt loại visa kỹ năng đặc định cũng cao hơn.
14 lĩnh vực ngành nghề đặc định tại Nhật Bản bao gồm: Xây dựng; Điều dưỡng; Đóng tàu; Làm sạch tòa nhà; Bảo dưỡng ô tô; Nông nghiệp; Hàng không; Ngư nghiệp; Khách sạn; Nhà hàng; Chế biến thực phẩm; Gia công chế tạo công nghiệp; Sản xuất máy công nghiệp; Điện - điện tử - viễn thông.
Theo tờ Yomiuri, kể từ khi Nhật Bản áp dụng chế độ thị thực kỹ năng đặc định đối với người nước ngoài từ ngày 1/4/2019, cuộc cạnh tranh tuyển dụng lao động ưu tú đã bắt đầu diễn ra. Tuy nhiên, các công ty cung ứng lao động chưa thể đưa lao động sang Nhật Bản khiến dư luận phàn nàn về sự chậm trễ trong việc triển khai chế độ thị thực mới.
Vào giữa tháng 6/2019, Nghiệp đoàn lao động sắt thép Hanshin đã tổ chức một buổi giới thiệu về chế độ thị thực mới tại TP.Hồ Chí Minh cho những người lao động từng có kinh nghiệm làm thực tập sinh kỹ năng.
Tại đây, đại diện Nghiệp đoàn cho hay mong muốn các cựu thực tập sinh Việt Nam trở lại Nhật Bản làm việc. Nghiệp đoàn này bắt đầu tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng từ năm 2003 và đến nay đã tiếp nhận khoảng 3.000 lao động. Khoảng 160 lao động trẻ Việt Nam đã tham gia buổi giới thiệu này, trong đó có rất nhiều người bày tỏ mong muốn được quay lại Nhật Bản để làm việc.
Ngoài ra, một nghiệp đoàn khác trong lĩnh vực xây dựng cũng đang triển khai kế hoạch huấn luyện để có thể giành được những cựu lao động Việt Nam ưu tú.
Nhật Bản đang thiếu lao động vì dân số già đi. Ảnh: Reuters |
Một bài báo khác của Yomiuri ra ngày 6/7, cho hay tính đến cuối tháng 6, đã có 320 đơn đăng ký xét tuyển visa kỹ năng đặc định nhưng chỉ 20 người đạt đủ tiêu chuẩn để được cấp loại visa mới này. Con số này còn thiếu rất nhiều so với mục tiêu của Chính phủ Nhật Bản, tiếp nhận tới 47.550 lao động nước ngoài trong năm tài khóa này.
Một số yếu tố góp phần vào tình trạng này là lịch trình tiếp nhận lao động vẫn chưa thể xác định. Trong số 14 ngành nghề theo chế độ kỹ năng đặc định mới dành cho lao động nước ngoài thì mới chỉ có 3 ngành nghề tổ chức các kỳ thi kỹ năng (Điều dưỡng; Khách sạn và Nhà hàng). Những người đã hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2 hoặc số 3 tại Nhật Bản có thể chuyển sang loại visa mới mà không cần thực hiện các bài kiểm tra này, nhưng ba lĩnh vực này mới được chỉ định và chưa thể chuyển đổi như vậy. Số lượng lao động nước ngoài đã vượt qua các bài kiểm tra là 793. Ngành Khách sạn, dự kiến sẽ tuyển tới 1.050 lao động nước ngoài, 280 người đã vượt qua các bài kiểm tra.
Tuy nhiên, những ngành nghề như chế tạo máy, công nghiệp đóng tàu chưa xác định được lịch trình kiểm tra.
Theo một quan chức của Cục Dịch vụ Di trú, họ cần thêm thời gian để chuẩn bị các kỳ thi và kiểm tra. Có một số ngành nghề mà không thể thực hiện sớm các bài kiểm tra kỹ năng được./.
Tính đến cuối năm 2018, tổng số lượng thực tập sinh kỹ năng nước ngoài tại Nhật Bản là 328.000 người, trong đó số thực tập sinh kỹ năng Việt Nam chiếm khoảng 50%, vượt qua cả Trung Quốc (24%), Philippines (9%) và Indonesia (8%). |
Xem thêm
Cộng hòa Séc cấp lại Visa dài hạn cho lao động Việt Nam Cộng hòa Séc chính thức mở lại việc cấp visa dài hạn cho công dân Việt Nam. Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà ... |
Tuyển 4.000 lao động ngành xây dựng, sản xuất chế tạo và ngư nghiệp sang Hàn Quốc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) sẽ tổ chức kỳ thi tiếng Hàn để tuyển chọn gần 4.000 lao động sang Hàn ... |
Nữ lao động Việt tiêu biểu ở Đài Loan Chị Ho Thi Trang sống và làm việc ở TP.Tân Trúc, phía bắc Đài Loan (Trung Quốc), đã lọt vào danh sách 20 lao động ... |