Thất nghiệp, Gen Z Trung Quốc làm việc nhà, nhận lương từ bố mẹ

2025-01-17 20:12:58
Giới nghệ sĩ Nhật hoảng sợ trước cảnh thất nghiệp do bị AI thay thế
Nghệ sĩ Nhật đang yêu cầu chính phủ bảo hộ quyền trí tuệ và quyền nghệ sĩ của họ trước sự phát triển vũ bão của AI để tránh cảnh thất nghiệp hàng loạt.
Thất nghiệp, nhiều cử nhân Gen Z Trung Quốc đi làm giúp việc
Đối mặt với thất nghiệp dài hạn, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp ở Trung Quốc đã tìm tới công việc giúp việc nhà để kiếm sống. Đây là thời kỳ chuyển tiếp để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng trước khi tìm được công việc đúng chuyên môn.

Thế hệ “làm con toàn thời gian”

Mệt mỏi vì áp lực phải trở thành một nhiếp ảnh gia thành công, Litsky Li (21 tuổi) đã chấp nhận lời đề nghị ở nhà, làm thuê cho bố mẹ.

Gia đình cô ở thành phố Lạc Dương (Hà Nam, Trung Quốc). Hàng ngày, Li tới cửa hàng tạp hóa để mua đồ và chăm sóc người bà bị mất trí nhớ. Mỗi tháng, cô được bố mẹ trả 6.000 nhân dân tệ (835 USD). Đây được coi là mức lương ổn định của giới trung lưu tại nơi Li sinh sống.

Li cho biết: “Lý do tôi ở nhà là vì tôi không thể chịu được áp lực của việc học hay đi làm. Tôi không muốn cạnh tranh gay gắt với các đồng nghiệp. Tôi không nhất thiết cần một công việc được trả lương cao hơn hay một cuộc sống tốt hơn”.

Thế hệ “làm con toàn thời gian”

Li không đơn độc. Từ cuối năm ngoái, mạng xã hội Douban đã ghi nhận hiện tượng “con trai và con gái toàn thời gian” của bố mẹ. Hàng chục nghìn thanh niên cho biết họ ở nhà để làm thuê cho bố mẹ vì đơn giản là họ không thể kiếm được việc làm.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16 - 24 tuổi ở khu vực thành thị tại Trung Quốc trong tháng 6/2023 đã đạt mức cao kỷ lục 21,3%. Cứ 5 thanh niên ở các thành phố Trung Quốc thì có một người không có việc làm. Tình trạng thất nghiệp của thanh niên đi kèm với xu hướng tiêu dùng trong nước ảm đạm, sự thoái lui của ngành công nghiệp tư nhân và thị trường bất động sản đang gặp khó khăn trong thời kỳ hậu Covid-19.

Zhang Dandan - Phó giáo sư tại Đại học Bắc Kinh cho hay, nếu tính cả 16 triệu thanh niên “nằm bẹp” ở nhà hoặc dựa vào cha mẹ, không tích cực tìm kiếm việc làm thì tỷ lệ thất nghiệp thực sự của thanh niên có thể lên tới 46,5% trong tháng 3/2023. Bắc Kinh muốn họ làm việc trên các cánh đồng

Sinh viên tốt nghiệp đại học tìm việc tại một hội chợ ở tỉnh Hồ Bắc ngày 20/7

Trên Xiaohongshu, nền tảng chia sẻ phong cách sống phổ biến nhất của giới trẻ Trung Quốc, hiện có hơn 40.000 bài đăng với hashtag “con trai và con gái toàn thời gian”.

Những người "làm con toàn thời gian" của bố mẹ chủ yếu trong độ tuổi ngoài 20. Họ dành thời gian cho cha mẹ, và làm việc nhà để đổi lấy sự hỗ trợ tài chính. “Nếu bạn nhìn chúng tôi từ một góc độ khác, chúng tôi chẳng khác gì những người trẻ tuổi có việc làm. Họ đi làm ở các thành phố và kiếm được mức lương hàng tháng từ 3.000 đến 4.000 nhân dân tệ (419 USD - 559 USD). Nhưng họ không thể hỗ trợ bản thân mình, họ vẫn ăn ở nhà của bố mẹ. Chi phí sinh hoạt của họ được bố mẹ chi trả một phần”, Li nói.

Các nhà xã hội học nhận định, tổn thương tâm lý sau khi Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt để đối phó dịch Covid-19 khiến ngày càng nhiều thanh niên suy nghĩ lại về mục tiêu trong cuộc sống và cách cha mẹ ủng hộ. Nhiều người muốn dành thời gian quý giá bên người thân.

Cơ hội bị thu hẹp, cạnh tranh gay gắt

Nancy Chen (24 tuổi) sống ở Giang Tây, từng giảng dạy tại một cơ sở gia sư sau khi tốt nghiệp đại học. Cô mất việc làm năm 2021 sau khi Trung Quốc cấm các dịch vụ dạy kèm vì lợi nhuận. Hiện tại, ngoài làm việc vặt cho gia đình để kiếm thu nhập, Chen còn bận đi thi tuyển công chức.

Chen cho hay cô chưa đạt được mục tiêu nào vì “sự cạnh tranh khốc liệt” của thị trường việc làm. Cụ thể, mới đây, có 30.000 ứng viên tham gia thi tuyển vào 3 vị trí làm việc trong cơ quan chính quyền thành phố ở tỉnh Giang Tây.

“Tôi không thể làm con toàn thời gian mãi được. Tôi cần vượt qua các kỳ thi hoặc tìm một công việc mới. Nếu không tôi sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm”, Chen tâm sự.

Ya-wen Lei - Giáo sư xã hội học tại Đại học Harvard (Mỹ) cho biết, bà hy vọng hiện tượng “làm con gái, con trai toàn thời gian” sẽ không tồn tại lâu. “Sự hỗ trợ mà họ nhận được từ cha mẹ trong bối cảnh này không có gì đáng ngạc nhiên. Nhiều cha mẹ Trung Quốc hỗ trợ con cái trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống, chẳng hạn như nhà ở, chi phí hôn nhân và chăm sóc con cái”, bà Lei nói và cho biết thêm rằng hầu hết những người trẻ tuổi cuối cùng cũng sẽ tìm kiếm việc làm.

Hội chợ việc làm buổi tối tại Khu Văn hóa Lịch sử Cung điện Wanshou 2023 ở tỉnh Giang Tây

Còn ông George Magnus đến từ Trung tâm Trung Quốc tại Đại học Oxford và Đại học SOAS ở London (Anh quốc) cho biết, đây cũng không phải là một giải pháp khả thi cho vấn đề việc làm ở Trung Quốc. “Đó có thể là một giải pháp ngắn hạn để họ có nơi ở, công việc để làm và có thu nhập từ gia đình”, ông nói.

Theo ông, nếu những người trẻ tuổi không tham gia vào thị trường lao động để học hỏi các kỹ năng và tìm kiếm các cơ hội tốt hơn thì họ có thể trở nên thất nghiệp dài hạn hay khó tiếp thu các kỹ năng và đào tạo. Những sai lệch ngắn hạn sẽ khiến họ mất chỗ đứng trong thị trường lao động vĩnh viễn.

93,1% người dân Thủ đô tham gia bảo hiểm y tế trong 6 tháng đầu năm 2023
Bên cạnh những tăng trưởng ấn tượng về số người tham gia BHYT, số người tham gia BHXH và BHTN của TP Hà Nội cũng đều tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2023. Bà Đàm Thị Hoà - Phó Giám đốc BHXH TP Hà Nội cho biết như vậy tại buổi trao đổi với báo chí sáng 15/6.
3 nhóm đối tượng bắt buộc tăng mức đóng BHXH, BHYT bảo hiểm thất nghiệp từ 1/7
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn các đơn vị liên quan về tiền lương tính đóng BHXH , Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (BH TNLĐ-BNN) áp dụng từ ngày 1/7/2023, theo lương cơ sở mới.

Nguồn bài viết : Chơi sòng bạc casino

Top