Phương pháp mới thích ứng với biến đổi khí hậu của nữ ngư dân Maroc

2025-01-17 20:12:58
Quy hoạch đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu
Hồi sinh di sản rừng nhiệt đới ở Brazil ứng phó biến đổi khí hậu

Trong ngành thủy sản, có khoảng 10.000 phụ nữ đánh bắt hải sản dọc theo bờ biển Maroc mỗi ngày. Các nữ ngư dân từ Tiguert, gần vùng Agadir thường thu thập các loài có vỏ và chia sẻ cách họ đang làm để giúp bảo tồn những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau. Mỗi ngày, trong khoảng thời gian hơn 5 giờ đồng hồ, các ngư dân ngâm mình trong nước biển và đối mặt với thương tích do di chuyển xung quanh vùng đá và các cạnh sắc của vỏ sò. Nguy cơ cao là chết đuối do thủy triều lên.

Mỗi ngày nữ ngư dân trải qua hàng giờ trong nước biển và di chuyển trên những mỏm đá sắc nhọn để thu thập sò và các loại hải sản khác. (Ảnh: UN Women)

Hợp tác xã Mahar Assahel được thành lập năm 2019 để hỗ trợ những phụ nữ đánh cá địa phương và giải quyết những nhu cầu của ngư dân như việc cung cấp phương tiện đi lại, không gian làm việc gần biển.

Mối quan hệ chặt chẽ với các loài động vật có vỏ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành một khối kiến thức lịch sử và tự nhiên học, cho phép họ đánh giá môi trường của mình và xác định những thay đổi của nó để tối ưu hóa công việc của họ. Tuy nhiên, trong hơn 10 năm qua, người dân Tiguert đã quan sát thấy sự phá vỡ các hệ sinh thái biển và sinh vật do biến đổi khí hậu. Do đó, họ đã kết hợp các thực hành bền vững trong công việc hàng ngày của họ để bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo nguồn thu nhập để nuôi sống gia đình của họ.

Thay vì sử dụng củi rừng để hấp sò lông, nhiều phụ nữ hiện đang chọn sử dụng lò năng lượng mặt trời. Cô Fatima Azdoud – Chủ tịch hợp tác xã Mahar Assahel – chia sẻ: “Chúng tôi thay đổi cách làm việc của mình bằng cách sử dụng các công nghệ hiện đại để tôn trọng môi trường, bảo tồn tài nguyên, tối ưu hóa hiệu suất kinh tế – kỹ thuật, tiết kiệm nước và tài nguyên gỗ đồng thời thích ứng với BĐKH. Bằng cách này, chúng tôi có thể tiếp cận gần hơn với nhu cầu của cộng đồng và nhu cầu của thị trường xanh, bền vững”.

Để đáp ứng những nhu cầu này, Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đang đặt các nữ ngư dân vào trung tâm của bất kỳ nỗ lực nào nhằm thích ứng, giảm thiểu và quản lý rủi ro liên quan đến thiên tai đồng thời cải thiện cuộc sống và khả năng phục hồi. Điều này bao gồm cả việc biến nền kinh tế thủy sản thân thiện với khí hậu trở thành hiện thực. UN Women đã cung cấp cho nữ ngư dân các thiết bị vệ sinh và thân thiện với môi trường để thu hoạch và đưa các động vật có vỏ non về nơi trú ngụ nhằm giảm tổn thất do đánh bắt không chọn lọc.

Phụ nữ trong hợp tác xã Mahar Assahel. (Ảnh: UN Women)

Ngoài ra, UN Women cũng đã cung cấp cho những người phụ nữ những bộ quần áo đánh cá bằng chất tổng hợp cao su tổng hợp với phần tiếp giáp ở đầu gối và khuỷu tay để bảo vệ họ khỏi những vết thương và giúp duy trì nhiệt độ cơ thể họ.

“Dự án tập trung vào việc nâng cao năng lực cho 650 nữ ngư dân về khả năng lãnh đạo, tinh thần kinh doanh, thực hành quản lý nghề cá bền vững cũng như khả năng phục hồi tài chính của họ. Họ đã học được các kỹ thuật chế biến cá hiện đại và nâng cao nhận thức về vai trò của họ trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ngoài lợi ích kinh tế, bình đẳng giới và sự tham gia của các nữ ngư dân là những điều kiện cần thiết cho một xã hội cởi mở, hòa nhập và hỗ trợ”, bà Leila Rhiwi – Đại diện UN Women tại Maroc cho biết.

Với sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Nhật Bản, UN Women đã phối hợp với Cục Nghề cá Hàng hải Maroc tổ chức các hội thảo về đánh bắt bền vững tại làng ven biển Oualidia. Trong số các chủ đề được đề cập là các phương pháp đánh bắt lành mạnh, các khu vực đánh bắt được phép và thời gian nghỉ ngơi sinh học. Tất cả đều nhằm nỗ lực đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên này được bảo tồn cho các thế hệ tương lai.

“Nhiều phụ nữ đánh cá luôn chào tạm biệt những người thân yêu trước khi đến các vách đá vì sợ rằng mình sẽ không thể trở về. Đối với tôi, biển là nguồn vui, là bi kịch nhưng cũng là sự tự chủ về kinh tế. Bất chấp những thách thức, đối với những người phụ nữ này, tiếng gọi của biển là mệnh lệnh cho sự sống và cũng là con đường hướng tới tự do”, Azoud nói.

Chôn CO2 dưới đáy biển - giải pháp hữu hiệu chống biến đổi khí hậu
CO2 được cho là “thủ phạm” chính gây ra hiện tượng Trái Đất nóng lên, làm biến đổi khí hậu. Vì vậy, chôn CO2 xuống dưới đáy biển được nhiều nước trên thế giới xem là biện pháp hữu hiệu để xử lý loại khí độc hại này và đối phó với biến đổi khí hậu.
Trang bị kỹ năng để nông dân sản xuất nhỏ ở ĐBSCL vững vàng trước biến đổi khí hậu
Dự án Tăng cường Bình đẳng giới và Đầu tư kinh doanh Nông nghiệp có Trách nhiệm ở Đông Nam Á (GRAISEA) đã xây dựng khả năng chống chịu và phục hồi cho các hộ sản xuất nhỏ trên địa bàn năm tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long bao gồm: An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.

Nguồn bài viết : XS Thần tài Thứ Ba

Top