Xôn xao lá thư được cho là của bé gái 11 tuổi viết gửi bố mẹ trước khi nhảy lầu tự tử Mạng xã hội hiện đang lan truyền bức thư được cho là của bé gái 11 tuổi nhảy từ tầng 39 chung cư Goldmark City ... |
Giáo viên phát ngôn kì thị bố mẹ đơn thân, gia đình nghèo “Chúng ta không nên bầu những người có gia đình khiếm khuyết, vợ không có chồng hoặc chồng không có vợ… những người như thế ... |
12 câu vô nghĩa và gây tổn thương mà bố mẹ thường nói với con Bố mẹ thường nói những câu vô nghĩa và thậm chí làm trẻ tổn thương mà không hay biết. Sau đây là những câu nói ... |
Cha mẹ nên kìm chế những cơn tranh cãi trước mặt trẻ nhỏ (Ảnh minh họa: Shutter Stock) |
Câu chuyện về cô bé 11 tuổi đã nhảy lầu tự tử và để lại thư tuyệt mệnh khi chứng kiến bố mẹ cãi nhau và chuẩn bị ly hôn vừa qua như một vết dao cứa vào các gia đình hiện đại, mà đằng sau đó là các bậc làm cha làm mẹ phải giật mình nhìn lại bản thân, xem lại cách cư xử với nhau và với con cái trong gia đình.
"Bát đũa còn có khi xô" là câu nói thường gán với chuyện gia đình, nghĩa là ngay cả các gia đình tưởng chừng êm ấm vẫn vẫn có lúc vợ chồng bất đồng quan điểm, lục đục, cãi vã. Sẽ không có gì để nói nếu như vợ chồng chọn cách tranh cãi văn minh, đối thoại không đối đầu và không tranh cãi trước mặt con trẻ. Nhưng thực tế không phải vợ chồng nào cũng có cách hành xử như vậy.
"Hóa mù ra mưa", sự thiếu kìm chế trong cơn cáu giận sẽ khiến vợ chồng không ngần ngại mà tranh cãi, thậm chí xúc phạm, thóa mạ nhau trước mặt con cái. Điều này không chỉ gây tổn thương đến cảm xúc của con mà về lâu dài gây lệch lạc tâm lí của trẻ khi nghĩ về gia đình.
Trẻ dễ bị hung hăng và hay tấn công người khác khi thường xuyên chứng kiến cha mẹ tranh cãi (Ảnh minh họa: Shutter Stock) |
Dưới đây là những tổn thương và suy nghĩ lệch lạc trẻ có thể mắc phải khi thường xuyên chứng kiến cha mẹ tranh cãi:
Trẻ dễ bị hung hăng và hay tấn công người khác khi thường xuyên chứng kiến cha mẹ tranh cãi
Khi thường xuyên chứng kiến cha mẹ tranh cãi, thậm chí thóa mạ, xúc phạm, đánh nhau, trẻ sẽ có hành vi tương tự với những đứa trẻ khác, đây là hành vi bắt chước vô thức, hình thành từ việc thường xuyên chứng kiến bạo lực gia đình.
Trẻ tự ti và có dấu hiệu trầm cảm
Ngược lại với phản ứng hung hăng và dễ kích động, trẻ có thể rơi vào trạng thái trầm cảm, ít chia sẻ và tự ti, không hoạt bát, không muốn giao tiếp với mọi người. Trường hợp nặng hơn có thể nghĩ đến chuyện tự tử như câu chuyện cô bé 11 tuổi nhảy lầu thương tâm vừa qua.
Trẻ không tôn trọng cha mẹ
Việc thóa mạ, lôi những sai lầm của bạn đời ra nói trước mặt con sẽ khiến con không tôn trọng cha hoặc mẹ, hoặc cả hai. Việc này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trong việc giáo dục con cái.
Trẻ mất phương hướng và hoài nghi về giá trị gia đình
Những năm tháng đầu đời rất quan trọng với trẻ, chúng tiếp thu và ảnh hưởng lớn từ việc giáo dục của cha mẹ, nhà trường và xã hội để hình thành nhân cách. Việc cha mẹ thường xuyên cãi vã trước mặt con cái hoặc gia đình thường xuyên sử dụng bạo lực để nói chuyện với nhau sẽ khiến trẻ có góc nhìn tiêu cực về cái gọi là "tổ ấm", điều này dẫn đến việc tư duy của trẻ sẽ có sự hoán đổi các giá trị, ví dụ như trẻ con sống trong gia đình không yên ấm, lớn lên chúng thường không muốn kết hôn hoặc nếu kết hôn không cảm thấy hạnh phúc sẽ ly hôn nhanh chóng.
Nguồn bài viết : AG Trực Tuyến