7 lỗi chăm sóc trẻ bố mẹ nào cũng từng mắc phải một lần

2025-01-17 20:12:55
Những cách kỷ luật trẻ có hiệu quả theo từng độ tuổi
10 câu ‘thần chú’ giúp bố mẹ khi trẻ không nghe lời
8 dấu hiệu bất thường chứng tỏ trẻ cần sự giúp đỡ
Sờ vào trán con để đoán con đang sốt bao nhiêu độ là thói quen thường gặp ở nhiều bố mẹ. Tuy nhiên cách này không thể xác định chính xác thân nhiệt của bé. Hãy dùng nhiệt kế để đo thay vì dùng tay ước lượng. Trẻ được coi là sốt nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C, vì vậy chỉ có nhiệt kế chuyên dụng mới có thể đo chính xác sự thay đổi này của bé. Với trẻ nhỏ, cần biết chính xác trẻ sốt bao nhiêu độ, để từ đó có cách điều trị phù hợp. Thông thường trẻ sốt dưới 38,5 độ C sẽ chưa cần phải uống thuốc hạ sốt, sốt trên 38,5 độ C cần phải uống hạ sốt kèm theo dõi và khi sốt trên 39 độ C cần đưa trẻ đến bệnh viện khám.
Mua quá nhiều bỉm cùng một kích cỡ. Một thói quen của nhiều bà mẹ có con nhỏ là thích tích trữ nhiều bỉm cho con vì mua nhiều bỉm sẽ được giảm giá. Các bà mẹ nghĩ rằng cách này giúp tiết kiệm tiền nhưng thực chất thì không. Trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi tăng chiều cao và cân nặng nhanh, vì vậy nếu muốn mua tích trữ bỉm, hãy mua loại to hơn so với bé. Nếu không, số bỉm bạn đã mua nhiều khả năng phải đem vứt đi vì con mặc vào bị chật.
Dỗ con bằng điện thoại thông minh. Chiếc điện thoại thông minh có khả năng thần kỳ là giúp bé nín khóc ngay tức khắc, vì vậy nhiều bố mẹ dùng nó để dỗ trẻ. Bố mẹ cùng thường lôi điện thoại ra để dụ trẻ ăn nhiều hơn hoặc khi muốn trẻ làm theo điều gì đó bố mẹ yêu cầu. Điện thoại có thể coi là giải pháp mang đến hiệu quả tức thời nhưng về lâu dài, nó lại gây hại cho sức khỏe và sự phát triển não bộ của bé. Hãy kiên nhẫn động não nghĩ những cách dỗ con khác, thay vì dùng điện thoại thông minh.
Đi tất khi con bị sốt. Có thể nói đây là lỗi mà 100% các bố mẹ đều mắc phải. Bố mẹ tưởng là đang giúp trẻ nhưng thực ra là hại trẻ nhiều hơn vì việc đi tất khi đang bị sốt khiến thân nhiệt của trẻ tăng cao hơn. Lưu ý khi con bị sốt, đừng ủ ấm con mà hãy cho con mặc quần áo thoáng mát, có chất liệu thấm hút mồ hôi.
Cho con ăn bằng thìa quá lâu. Kéo dài giai đoạn đút thìa cho con cũng là một sai lầm cần phải sửa. Các nghiên cứu đều chứng minh trẻ chủ động trong ăn uống sẽ khỏe mạnh, ít có nguy cơ bị béo phì hơn so với trẻ được ăn đút. Khi trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên, bắt đầu có các biểu hiện muốn cầm, nắm, hãy để con được tự do khám phá đồ ăn. Từ việc cầm nắm đồ ăn trên tay, trẻ dần phát triển các kỹ năng ăn uống. Tiếp theo đó là muốn tự cầm thìa để xúc, khi này bố mẹ cũng nên tạo điều kiện cho con. Sau khi dùng thành thạo thìa, trẻ sẽ muốn dùng đũa như người lớn.
Hét vào mặt con hoặc dọa dẫm con. Nổi giận với trẻ nhỏ không bao giờ giải quyết được vấn đề, ngược lại, hành động khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Các nhà tâm lý học cho rằng bạn càng la mắng con nhiều, con càng có xu hướng không nghe lời bạn. Kỷ luật con bằng cách làm con sợ hãi cũng không phải là cách hay. Thay vì ra lệnh, gào thét vào mặt con, buộc con phải nghe lời ngay tức khắc, hãy bình tĩnh và từ từ hỏi con lý do vì sao con lại mắc lỗi, tại sao không muốn nghe lời.
Mua nhiều quần áo cho con. Trẻ lớn rất nhanh vì thế bố mẹ không nên mua quá nhiều quần áo cho con cùng một thời điểm. Hãy thay đổi thói quen nếu có những bộ con chưa kịp mặc đã chật hoặc chỉ mặc được một vài lần.

Nguồn bài viết : 2 điểm XSMT

Top