Số liệu thống kê

Cục Quản lý lao động ngoài nước lưu ý việc đưa lao động sang làm việc tại Malaysia

2024-12-21 12:45:35
Thông tin cơ chế, chính sách của Nhà nước đến cộng đồng người Việt tại Malaysia
Báo Malaysia: Tham gia CPTPP - nhân tố quan trọng giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh

Trước đó, Bản ghi nhớ về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Malaysia đã được ký ngày 21/3/2022 quy định các nội dung liên quan đến đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia.

Trao đổi “Bản ghi nhớ về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Malaysia” ngày 21/3/2022 (Ảnh: Molisa).

Cục Quản lý lao động ngoài nước thông tin một số quy định khi ký hợp đồng cung ứng. Theo đó, công ty dịch vụ Việt Nam phải ký hợp đồng cung ứng với một cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng Malaysia (MRA), không ký hợp đồng trực tiếp với công ty sử dụng lao động.

Phía tiếp nhận chi trả các khoản phí cho người lao động, bao gồm: Bảo hiểm thương tật, bảo hiểm y tế và bất kỳ bảo hiểm nào khác theo quy định của Chính phủ Malaysia, thuế Levy; phí khám sức khỏe tại Malaysia; phí sàng lọc an ninh, khám sức khỏe tại Việt Nam (được hoàn trả cho người lao động khi thanh toán tháng lương đầu tiên của người lao động); visa nhập cảnh một lần (calling visa); vé máy bay khứ hồi.

Người sử dụng lao động phải cung cấp chỗ ở hợp lý với các tiện nghi cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu theo quy định về an toàn và sức khỏe theo quy định, mức khấu trừ tiền nhà tối đa 50 MYR/tháng. Phía tiếp nhận trả một phần phí dịch vụ cho công ty Việt Nam mức tối thiểu bằng 50% của 1 tháng lương cơ bản của người lao động.

Về mức lương, lương cơ bản của người lao động từ 1/5/2022 tối thiểu 1.500 MYR/tháng, từ 1/1/2023, thời gian làm việc tối đa giảm từ 48h/tuần xuống còn 45h/tuần.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện nay, lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Nền kinh tế Malaysia phụ thuộc nhiều vào lực lượng lao động nước ngoài, hiện có khoảng 1,3 triệu lao động nước ngoài đang làm việc tại Malaysia. Trong hai năm vừa qua, nhiều ngành/ khu vực kinh tế của Malaysia thiếu lao động, đặc biệt là trồng cọ và giúp việc gia đình do thiếu hụt nguồn cung lao động từ Philippines và Indonesia. Nhiều doanh nghiệp đã có đề nghị tuyển dụng lao động Việt Nam làm việc trong hai ngành nghề này. Tuy nhiên, điều kiện lao động và việc quản lý lao động thực tế hai ngành nghề này có khó khăn.

Cụ thể, với nghề trồng trọt làm việc tại các trang trại, rừng cọ, người lao động phải ở và làm việc tại các địa điểm sâu trong rừng, xa khu dân cư, điều kiện sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn, khó tiếp cận dịch vụ cơ bản, nguy cơ nhiễm bệnh cao; khó quản lý, khó tiếp cận để hỗ trợ, xử lý khi có vấn đề phát sinh.

Với nghề giúp việc gia đình, hiện Chính phủ hai nước chưa có Thỏa thuận về lĩnh vực này nên có thể khó khăn trong việc hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi người lao động.

Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi và tránh các nguy cơ rủi ro đối với người lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ khi làm việc với các đối tác có yêu cầu tiếp nhận lao động hai ngành nghề nêu trên.

Năm 2022, Quảng Bình có hơn 4.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng
Cả nước có 142.779 lao động ra nước ngoài làm việc trong năm 2022
Top