Số liệu thống kê

16 quốc gia muốn được chuyển giao công nghệ máy trợ thở của ông Trần Ngọc Phúc

2024-12-21 12:16:21
Các nhà khoa học gốc Việt tại Nhật Bản giúp Việt Nam sản xuất máy trợ thở
Quỹ Temasek (Singapore) tặng 10 máy trợ thở cho 5 bệnh viện của Việt Nam
Hiện có 16 quốc gia liên hệ chuyển giao công nghệ máy trợ thở của ông Trần Ngọc Phúc (Ảnh: Zing)

Máy trợ thở thương hiệu Việt

Ông Trần Ngọc Phúc hiện là chủ tịch của Metran, công ty chuyên phát triển thiết bị thở sử dụng trong ngành y tế. Những thiết bị của Metran nhận được sự đánh giá cao từ nhiều tổ chức uy tín trên thế giới.

Theo ông Phúc, vấn đề máy thở dùng cho bệnh nhân COVID-19 đang được Metran giải quyết bằng hai dự án chính gồm máy trợ thở Composβ-EV dùng cho bệnh nhân nguy kịch và máy JFLo cho bệnh nhân hô hấp yếu.

Đầu tiên, máy trợ thở Composβ-EV được nghiên cứu từ 30 năm trước để hỗ trợ cho bác sĩ thú y điều trị cho động vật. Ưu điểm của loại máy này là việc vận hành không đòi hỏi chuyên môn quá cao. Đồng thời, tính ổn định và an toàn của máy phù hợp cho việc hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19.

Ngày 28/3 kênh truyền hình Asahi của Nhật đã phát sóng phóng sự về việc sử dụng máy trợ thở Composβ-EV cho việc điều trị Covid-19. Những thông tin từ bài phóng sự nhằm khẳng định chất lượng của máy từng được dùng cho ngành thú y vẫn sẽ là giải pháp tối ưu dành cho con người trong bối cảnh dịch đang bùng phát.

Theo nhà phát minh Trần Ngọc Phúc, trong thời gian tới, loại máy Composβ-EV sẽ được thiết kế và cải tiến lại để phù hợp và bệnh nhân, tránh được tâm lý đây từng là máy dùng cho động vật. Máy này đang được thử nghiệm tại các trường Đại học ở Nhật Bản, đang được Bộ Y tế và Bộ Công thương hỗ trợ để có giấy phép lưu hành.

Loại máy thứ hai từ Metran là loại máy trợ thở có tên JFlo. Máy trợ thở này có ưu điểm gọn nhẹ gấp 10 lần các loại máy khác, vận hành không cần chuyên gia. Bên cạnh đó, bệnh nhân khi thở bằng máy vẫn có thể ăn uống, nói chuyện bình thường.

Đây là một công trình nghiên cứu mà Metran được chính phủ Nhật tài trợ để nghiên cứu sản xuất cho Việt Nam. Dự kiến đưa ra thị trường vào tháng 10 năm nay. Hiện nay, máy này các chức năng đã sẵn sàng và đang được thử nghiệm. nếu có thêm nguồn vốn từ các nhà tài trợ, thời gian ra mắt loại máy trợ thở gọn nhẹ này có thể giảm xuống khoảng 2 tháng.

“Loại máy này sẽ hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong việc phòng chống dịch COVID-19. Chúng tôi có thể lược bớt một số tính năng không thật sự cần thiết để đấy nhanh tốc độ sản xuất loại máy này”, ông Phúc chia sẻ.

Ông Trần Ngọc Phúc hiện là Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản (Ảnh: Zing)

16 quốc gia muốn được chuyển giao công nghệ

Hiện có 16 quốc gia liên hệ chuyển giao công nghệ máy trợ thở của ông Trần Ngọc Phúc. “Nhiều quốc gia đang cần công nghệ máy thở. Tôi chỉ chọn mỗi quốc gia một đơn vị có cùng suy nghĩ với mình để triển khai. Có nhiều đơn vị lợi dụng Metran và bệnh dịch để thương mại sản phẩm. Bên cạnh đó, tôi không đủ sức để chuyển giao cho tất cả”, ông Phúc chia sẻ.

Ông Phúc cho biết, Thủ tướng Việt Nam nhiều lần chỉ đạo, đôn đốc việc chuẩn bị máy thở phục vụ công tác chống dịch COVID-19 trong nước. Tuy vậy, lời hứa trong một tháng đáp ứng đủ số máy ông không dám cam kết. “Tôi không hứa những gì mình không thể làm được”, ông Phúc cho biết.

Với máy thở JFlo, nếu có nguồn vốn R&D (nghiên cứu và phát triển), Metran sẽ ra mắt sản phẩm vào tháng 8. Còn không, phải đến tháng 10 sản phẩm này mới vượt qua các bài kiểm định để đi vào sản xuất.

Trong 3 tháng tới, Metran có thể đáp ứng 10.000-15.000 máy thở cho Việt Nam. Điều này khả thi đến 91%. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức.

Trước khi có Hummingbird, 90% trẻ sinh non tại Nhật Bản tử vong. Sau khi có chiếc máy này, 99,7% trẻ sinh non được cứu sống.

Năm 2016, Bệnh viện Từ Dũ là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sử dụng máy thở Hummingbird do công ty của ông tài trợ.

Từ một công ty được thành lập bởi người không phải gốc Nhật, năm 2012, Metran vinh dự đón tiếp Nhật Hoàng tham quan công ty. Được biết, Nhật Hoàng rất ít khi xuất hiện trước công chúng và mỗi năm chỉ thăm 1-2 công ty. Điều đó càng cho thấy sự đóng góp to lớn của Metran với y học Nhật Bản và thế giới.

Năm 2012, công ty Metran vinh dự được Nhật Hoàng ghé thăm (Ảnh: Zing)

Ngoài ra, phát minh máy trợ thở của ông Trần Ngọc Phúc còn giành giải nhất trong cuộc thi chế tạo máy thở nhân tạo tại Đại học Harvard do Viện Y tế Mỹ tổ chức.

Đồng thời, sản phẩm tâm huyết của ông còn được chọn là một trong 300 METI's công nghiệp sản xuất của Nhật Bản-Monozukuri SMEs (2007), nhận giải The 5th Shibusawa Eiich Venture Dream Award.

Nữ tiến sĩ gốc Việt mở hướng ứng dụng điều trị ung thư tại Singapore

Lê Anh Phương (29 tuổi) là tiến sĩ gốc Việt tại Singapore. Cô đã nghiên cứu tính chất vật lý của sự kết dính tế ...

Tiến sĩ gốc Việt được vinh danh tại Australia trong lĩnh vực nghiên cứu về sa sút trí tuệ

Tiến sỹ Nguyễn Tuấn Anh, người Việt ở Australia là một trong bốn nhà nghiên cứu tiêu biểu được nêu tiểu sử đánh dấu những ...

Nữ tiến sĩ gốc Việt nghiên cứu trị bệnh bằng tơ tằm

Tiến sĩ Anh Hoang ở Boston (Mỹ), là chuyên gia về công nghệ y khoa, thành danh với sản phẩm protein chiết xuất từ tơ ...

Top