Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VIII

2025-01-23 17:41:49
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận buổi đối thoại. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Sự kiện này nằm trong khuôn khổ Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019 – 2024. Cùng dự buổi đối thoại có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ, ngành.

 Phát huy lòng yêu nước, đạo đức cách mạng trong thanh niên

Vấn đề nhiều đại biểu thanh niên quan tâm là về chính sách hỗ trợ thanh niên hoàn thành mục tiêu của Chính phủ về chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 “Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa”.

Tại cuộc đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh các ý kiến của các đại biểu, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của thanh niên trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, là lớp thế hệ đại diện cho khát vọng, tuổi trẻ, hoài bão của người dân Việt Nam. Do đó, các hoạt động của thanh niên luôn có sự đồng hành, hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, tạo điều kiện cho thanh niên có môi trường phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với thanh niên. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Về các giải pháp xây dựng thế hệ thanh niên mới, Thủ tướng nhấn mạnh, sau khi Luật Thanh niên ra đời, Chính phủ đã ban hành và triển khai đồng bộ các văn bản, quy định, chỉ đạo các bộ ngành tạo điều kiện cho thanh niên cụ thể bằng những chỉ thị, đề án, nghị định cụ thể. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành tiếp tục thực hiện tốt các đề án đã ban hành, thực hiện nhiều nội dung thiết thực, phối hợp với thanh niên trong thời đại công nghệ hiện nay, kịp thời điều chỉnh các chính sách tạo điều kiện cho thanh niên.

Thủ tướng đề nghị Trung ương Đoàn và Bộ Nội vụ tập trung xây dựng đề án Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 mang tính chiến lược, trí tuệ, khoa học, tạo điều kiện cho thanh niên phấn đấu, phát triển kinh tế-xã hội, góp phần xây dựng đất nước.

Cùng trả lời về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Đảng, Nhà nước rất quan tâm và có nhiều chính sách về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lòng yêu nước cho thanh niên, học sinh, sinh viên. Các chương trình giáo dục từ cấp tiểu học trở lên đã được lồng ghép những nội dung này.

Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ có nhiều giải pháp, nhưng trong thời gian tới sẽ có giải pháp tăng cường trách nhiệm của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam. Trong đó, mỗi hội viên thanh niên, sinh viên phải là một đại sứ về lòng yêu nước, về đạo đức, lối sống.

Giải đáp câu hỏi của đại biểu về nâng cao thể chất cho thanh niên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lấy điển hình về bóng đá Việt Nam, nếu cầu thủ của chúng ta to khỏe hơn, thì không chỉ cạnh tranh được ở khu vực mà còn có thể cạnh tranh ở cấp thế giới. Từ đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc rèn luyện sức khỏe về thể chất rất quan trọng, các bạn trẻ cần quan tâm, dành thời gian cho việc tập thể dục, chăm sóc thể chất. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng còn lưu ý về sức khỏe tinh thần, rèn luyện toàn diện về đức, trí, thể, mỹ.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc trả lời câu hỏi của đại biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Cũng trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết, liên quan đến các môn học về chính trị, tư tưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương rà soát, xây dựng, đổi mới chương trình giáo dục lý luận, chính trị tại các trường đại học; đặc biệt là đổi mới về phương pháp, cách giảng dạy các môn học này để hấp dẫn, lôi cuốn hơn.

"Hiện Bộ và Ban Tuyên giáo Trung ương đã cơ bản hoàn thành chương trình giảng dạy đổi mới này và sẽ ban hành, áp dụng trong thời gian tới" - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.

Liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, các dự báo cho rằng bước vào giai đoạn kỷ nguyên số, trong khoảng 10 đến 15 năm nữa 30% số lượng công việc hiện tại thay đổi và 40% lực lượng lao động toàn cầu cần thay đổi các kỹ năng hiện tại cho phù hợp. Đây là thời cơ nhưng cũng là thách thức lớn đặt ra, đặc biệt cho thanh niên. Việt Nam có tỷ lệ lao động thất nghiệp 2,2%, là một trong 10 quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới. Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp giảm từ 214.000 người năm 2015 xuống còn 90.000 người năm 2019.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Việt Nam hiện nay không còn tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” mà chúng ta thiếu cả thầy, thiếu cả thợ. Do đó, trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Chính phủ và các cơ quan chức năng tập trung xây dựng thể chế đồng bộ phát triển thị trường lao động, giải quyết tốc độ già hoá dân số Việt Nam. Bên cạnh đó, dự báo cung cầu thị trường lao động, ngành nghề, công việc cần được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho người lao động được lựa chọn công việc, các cơ quan chức năng điều chỉnh cơ cấu lao động, cơ cấu đào tạo; khuyến khích thanh niên có năng lực học lên đại học và sau đại học, những thanh niên chưa đủ điều kiện năng lực học nghề và học liên thông, chủ động thích ứng với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời câu hỏi của đại biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Cũng tại cuộc đối thoại, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời ý kiến của đại biểu về chính sách thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan nhà nước. Theo Bộ trưởng, sau hơn 1 năm thực hiện chính sách, số người được tuyển dụng không nhiều do không đáp ứng đủ các tiêu chí nghiêm ngặt. Trong thời gian tới Bộ Nội vụ sẽ đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung, đảm bảo tạo động lực cho người tài phát huy sức mạnh.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khuyến khích thanh niên thay đổi nhận thức về việc làm, có sự lựa chọn cân đối để đảm bảo kiến thức chắc, vững tay nghề; tạo điều kiện cho thanh niên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng trên quê hương.

Nguồn bài viết : Thống Kê Xổ Số

Top