SÁCH HAY THỐNG KÊ

Vành đai và Con đường: Sáng kiến kết nối cơ sở hạ tầng Trung Quốc với thế giới

2024-12-21 12:30:23
Chủ tịch nước dự Diễn đàn "Vành đai và Con đường": Nhiều cơ hội hợp tác mới cho Việt Nam
Đóng góp tiếng nói của Việt Nam trong thúc đẩy hòa bình, liên kết kinh tế và kết nối khu vực

Tại Madagascar, châu Phi, một con đường được xây dựng với sự viện trợ của Trung Quốc chuyên chở gần một nửa khối lượng vận chuyển trứng của cả nước và được người dân địa phương gọi là "Con đường trứng". Trước đây, nơi đây chỉ có một con đường đất gập ghềnh, lầy lội, tỷ lệ trứng vỡ trong quá trình vận chuyển vượt quá 20%, nông dân địa phương khốn khổ, việc hoàn thành con đường vào năm 2022 đã giúp họ tạm biệt nỗi lo trứng vỡ.

Tại Almaty, thành phố lớn nhất ở Kazakhstan, việc hoàn thành đường cao tốc Song Tây đã cải thiện đáng kể hiệu quả đi lại. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, trong cùng phạm vi 10 giờ lái xe, hướng về phía Đông, trước đây chỉ có thể đến Y Ninh, Tân Cương, Trung Quốc, nhưng bây giờ có thể đi hơn 680km đến Urumqi; nếu đi về phía Tây, trước đây chỉ có thể đến được thị trấn biên giới của Kazakhstan. Từ Taraz, giờ đây có thể đi hơn 640km để đến Uzbekistan và ngắm nhìn thành phố lịch sử Samarkand.

Tương tự, đường sắt được xây dựng trên cao nguyên Đông Phi, các đường hầm được khoan ở dãy núi Thiên Sơn và những cây cầu được xây dựng bắc qua Ấn Độ Dương... Ngày nay, cơ sở hạ tầng dọc theo sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) trải dài trên núi, vượt sông ra biển, tạo sự liên kết đưa các quốc gia, khu vực khác nhau trở nên gần gũi hơn.

Tàu hàng khởi hành từ Tân Cương, Trung Quốc đến châu Âu hồi tháng 5. (Ảnh: xjdaily)

BRI được đánh giá là tổ hợp siêu dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất và tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. BRI cũng được coi là một phần quan trọng của “giấc mơ Trung Quốc”, phản ánh tầm nhìn của nước này và Chủ tịch Tập Cận Bình về “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”.

Việc thúc đẩy xây dựng “Một vành đai, một con đường”, tiền thân của Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa vào Điều lệ Đảng từ Đại hội XIX năm 2017. Điều này đã cho thấy sự coi trọng cũng như tầm quan trọng của BRI trong các chiến lược của Trung Quốc và quyết tâm của Bắc Kinh trong việc thúc đẩy sáng kiến này.

Trong một thập kỷ qua, BRI đã phát triển một cách nhanh chóng cả về mức độ phức tạp về mặt địa lý và lĩnh vực hợp tác.

Sách Trắng về BRI do Trung Quốc công bố đầu tháng 10 vừa qua cho biết: đến thời điểm hiện tại có đã có hơn 150 quốc gia và hơn 30 tổ chức quốc tế tham gia BRI.

Trong giai đoạn năm 2013-2022, tổng khối lượng xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và các nước hợp tác xây dựng BRI đạt 19,1 nghìn tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 6,4%. Đầu tư hai chiều giữa Trung Quốc và các nước tham gia đã vượt 380 tỷ USD, trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc hơn 240 tỷ USD.

Quang cảnh cảng Piraeus ở Hy Lạp. (Ảnh: VCG)

Maya Majueran, Giám đốc Sáng kiến Vành đai và Con đường Sri Lanka (BRISL), một tổ chức có trụ sở tại Sri Lanka chuyên về hợp tác BRI đánh giá: "Kể từ khi sáng kiến được triển khai, việc xây dựng một cộng đồng chung vận mệnh đã chuyển từ ý tưởng thành hành động, tầm nhìn thành hiện thực.

Các quốc gia, đặc biệt là các nước Nam Bán cầu, muốn tương lai nhân loại phải nằm trong tay tất cả các quốc gia, các quy tắc quốc tế phải được tất cả mọi người cùng viết ra và tất cả các lợi ích phát triển phải được chia sẻ bởi tất cả”.

Theo Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Quách Đình Đình, thời gian tới Trung Quốc sẽ “tập trung thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại trong BRI ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất hơn”. Bắc Kinh cũng sẽ bồi dưỡng những động lực tăng trưởng kinh tế mới, phối hợp thúc đẩy các dự án trọng điểm và dự án “nhỏ mà đẹp”.

Cụm từ “nhỏ mà đẹp” là một khái niệm mới dùng để miêu tả các khoản đầu tư mới của Trung Quốc, ngụ ý Bắc Kinh sẽ tập trung vào các dự án nhỏ hơn nhưng có mục tiêu rõ ràng hơn. Hay nói một cách khác, nước này sẽ trở nên chọn lọc hơn trong các dự án theo đuổi và có thể sẽ tập trung vào các quốc gia có tầm quan trọng hơn.

Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường (BRF) lần thứ ba được tổ chức trong hai ngày 17-18/9 tại Bắc Kinh, Trung Quốc với chủ đề “Hợp tác Vành đai và Con đường chất lượng cao: Vì sự phát triển và thịnh vượng chung”.

Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận, tổng kết những thành tựu BRI đạt được trong 10 năm qua, trao đổi triển vọng, phương hướng hợp tác trong tương lai.

Diễn đàn gồm 3 phiên cấp cao với nội dung trọng tâm về “Kinh tế Số như động lực mới của tăng trưởng", "Kết nối trong một nền kinh tế toàn cầu mở", "Con đường tơ lụa xanh vì sự hài hòa với thiên nhiên" và 6 diễn đàn khác về kết nối thương mại, giao lưu nhân dân, con đường tơ lụa sạch, hợp tác địa phương, hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu và hợp tác trên biển.

Bốn sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc có gì?
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" lần thứ ba

Top