Thảm họa bão lũ hoành hành tại nhiều khu vực trên thế giới

2025-01-17 20:12:58
Thời tiết ngày 13/9: Lũ trên các sông xuống dần, Bắc Bộ nắng lên
330 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Yemen: Thiệt hại nặng nề do lũ quét và lở đất

Mới đây, Yemen phải hứng chịu những trận mưa lớn, gây ra lũ quét và lở đất nghiêm trọng, khiến gần 100 người thiệt mạng và buộc hàng trăm người phải di tản. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng, mưa lớn có thể làm gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng và các ca mắc bệnh tả trong khu vực. Các chuyên gia cho rằng hiện tượng này ngày càng nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu.

Một chiếc xe tải đi vòng qua một con đường bị hư hại sau trận lũ lụt dữ dội gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng ở phía Tây Nam Yemen. (Ảnh: AP)

Theo Văn phòng Điều phối Nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), huyện Melhan, tỉnh Al-Mahwit là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Cụ thể: 40 người đã tử vong hoặc mất tích, 15 ngôi nhà bị phá hủy và 50 ngôi nhà khác hư hại, 215 gia đình phải tạm trú tại các trường học địa phương.

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết, kể từ cuối tháng 7/2024, lũ lụt đã ảnh hưởng đến hơn 560.000 người trên khắp Yemen, một quốc gia vốn đang bị tàn phá bởi chiến tranh. Ông Matt Huber, quyền Trưởng phái bộ IOM tại Yemen, đã kêu gọi 13,3 triệu USD để ứng phó khẩn cấp và nhận định tình hình thời tiết hiện nay là "chưa từng có".

Trung Âu: Nguy cơ lũ lụt lịch sử tại nhiều quốc gia

Tại Trung Âu, nhiều quốc gia đang trong tình trạng báo động cao trước nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, do ảnh hưởng của bão Boris. Dự báo cho thấy lượng mưa tại một số khu vực ở Cộng hòa Séc và Ba Lan có thể lên tới 400 lít/m² trong 4 ngày tới, trong khi tại Áo và Slovakia, con số này có thể đạt 200 lít/m².

Hệ thống rào chắn và bao cát được dựng lên để phòng chống lũ ở nhiều nước Trung Âu. (Ảnh: ANSA/EPA)

Nhiều sự kiện văn hóa đã bị hủy bỏ tại 4 quốc gia này do nguy cơ lũ lụt. Tại Ba Lan, thành phố Wroclaw và Opole đang trong tình trạng báo động cao, với lực lượng cứu hỏa sẵn sàng triển khai máy bơm công suất lớn. Thị trưởng Wroclaw đã thành lập ủy ban khủng hoảng để đối phó với tình hình.

Tại Cộng hòa Séc, Bộ trưởng Môi trường Petr Hladik cảnh báo tình hình có thể tương tự các trận lũ năm 1997 và 2002, gây thiệt hại hàng tỷ USD và cướp đi hàng chục sinh mạng. Ở các thành phố Moravia, hệ thống rào chắn và bao cát đã được dựng lên để phòng chống lũ.

Kênh truyền hình ORF của Áo cho biết lượng mưa có thể khiến mực nước sông Danube dâng lên mức cao nhất trong 5 hoặc thậm chí 10 năm. Tại thành phố Villach thuộc tỉnh Carinthia, các lối đi bộ và đường dành cho xe đạp dọc theo sông Drau sẽ bị đóng cửa. Thủ tướng Áo Karl Nehammer ngày 11/9 tuyên bố quân đội sẵn sàng triển khai tới 1.000 binh sĩ vào cuối tuần nếu cần thiết để hỗ trợ công tác phòng chống lũ và cứu hộ, cứu nạn.

Quân đội Slovakia và lực lượng lính cứu hỏa tình nguyện cũng đang trong tình trạng báo động. Chỉ huy Lực lượng Cứu hỏa Slovakia, ông Adrian Mifkovic cho biết các đập di động dài 5 đến 6km đã sẵn sàng được huy động trong trường hợp cần thiết. Nếu dự báo cho Slovakia chính xác, lượng mưa tại nước này có thể nhiều hơn trận lũ lịch sử năm 2013, được coi là một sự kiện "nghìn năm có một".

Đông Nam Á: Bão Yagi gây thiệt hại nặng nề

Bão Yagi đã gây ra ngập lụt diện rộng ở Đông Nam Á, ảnh hưởng đặc biệt đến Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar. Việt Nam là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) bị san phẳng sau trận lũ quét kinh hoàng. (Ảnh: VietNamNet)

Tại Thái Lan, tình trạng lũ lụt nghiêm trọng đã xảy ra tại nhiều tỉnh, trong đó Chiang Mai ghi nhận 6 trường hợp tử vong do lở đất. Chính phủ Thái Lan đã huy động quân đội và các phương tiện hỗ trợ để cứu trợ người dân. Quân đội Myanmar và Lào cũng đang trong tình trạng báo động, đặc biệt tại Luang Prabang (Lào), nơi mực nước sông Mekong đã đạt mức báo động.

Mỹ: Bão Francine tấn công Louisiana

Bão nhiệt đới Francine đã gây ra lũ quét và mất điện trên diện rộng tại bang Louisiana, Mỹ, sau khi đổ bộ vào ngày 12/9. Với sức gió lên tới 85km/h, bão đã gây ngập lụt nhiều khu vực, khiến hơn 370.000 người phải sống trong cảnh mất điện. Thị trưởng New Orleans đã ban bố tình trạng khẩn cấp và kêu gọi người dân ở yên trong nhà để đảm bảo an toàn.

Dù đã suy yếu, nhưng bão Francine vẫn đang gây ra tình trạng lũ quét nghiêm trọng, khiến các trường học và cơ quan chính phủ tại Louisiana phải đóng cửa đến hết ngày 13/9. Các chuyên gia cảnh báo rằng tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bão di chuyển sang Mississippi.

Quốc tế chung tay hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3
Australia huy động viện trợ nhân đạo trị giá 3 triệu đô la Úc cho Việt Nam

Nguồn bài viết : Thể thao Ngoại hạng Anh

Top