Tại sao các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới chi hàng tỷ đô la đầu tư vào trợ lý giọng nói và loa thông minh, trong khi đó sản phẩm này khiến họ mất tiền mỗi quý? Amazon có 10.000 nhân viên trong dự án Alexa. Các phân tích cho thấy Google Home Mini phải bán lỗ mỗi lần giảm giá, và số lần giảm giá lại xảy ra khá thường xuyên. Samsung giới thiệu một nút chuyên dụng dành cho Bixby trên điện thoại trong khi người tiêu dùng thường chỉ sử dụng Google Assistant. Microsoft không còn cố gắng cạnh tranh với Alexa hay Google Assistant nữa, nhưng vẫn đang đầu tư vào Cortana.
Theo phân tích của Harvard Business Review, các công ty trên và nhiều công ty khác có lý do khác nhau để tiếp tục đầu tư vào trợ lý giọng nói. Một số đang cố bảo toàn vị trí thống trị, chẳng hạn như thương mại trực tuyến trong trường hợp Amazon, và tìm kiếm quảng cáo với Google. Những người khác thì cố chen chân vào mảng họ đã bị loại trừ, chẳng hạn như phân phối nội dung kỹ thuật số, quảng cáo hiển thị, tìm kiếm và thương mại. Một số nữa thì tham vọng cả hai.
Bạn chỉ có thể hiểu cuộc chiến này bằng cách nhìn nhận tốc độ ra mắt và cập nhật các trợ lý giọng nói, tốc độ thay đổi giao diện người dùng và các giao diện người dùng (UI), so sánh giao diện web và mobile. Trợ lý giọng nói thâm nhập vào tất cả các tương tác tiêu dùng kỹ thuật số. Kịch bản này vừa kích thích vừa khiến các công ty công nghệ hàng đầu lo sợ bị đối thủ chiếm mất vị trí thống trị trên các nền tảng web và điện thoại thông minh trước đó.
Trợ lý giọng nói là một bước chuyển tiếp của nền tảng công nghệ và giao diện người dùng trong 3 thập kỷ qua, sau thời đại web những năm 1990 và smartphone cách đây khoảng 10 năm. Mỗi bước chuyển tiếp này làm thay đổi cách mọi người tương tác và tiếp cận các nội dung số. Chúng ta “click” trên các trang web, dùng chuột và các phím kích hoạt, các hyperlink. Smartphone mang lại cách tương tác “chạm”, “lướt”, “zoom” với hàng tỷ người dùng và thay thế các trang web bằng các ứng dụng. Cả hai bước chuyển đổi này đều yêu cầu người dùng phải học một ngôn ngữ mới để tương tác với công nghệ. Nhưng bước chuyển đổi sang giọng nói không cần đào tạo gì cả. Người dùng chỉ đơn giản “nói” là được.
Mỗi một thay đổi UI này cũng đi kèm với một nền tảng công nghệ mới. World Wide Web được xây dựng trên nền Internet và phải truy cập dễ dàng trên PC. Các hệ điều hành di động như iOS và Android là những bước phát triển quan trọng, nhưng nền kinh tế ứng dụng cũng dựa vào điện toán đám mây để cung cấp nội dung hiệu quả và cập nhật tính năng thường xuyên, cải tiến hiệu suất. Điện toán giọng nói dựa vào trí thông minh nhân tạo để nhận dạng giọng nói và hiểu ngôn ngữ tự nhiên. Nó cũng đang được sử dụng để tự động cải thiện trải nghiệm người dùng.
Trợ lý giọng nói không bị hạn chế, trói buộc vào một thiết bị nào và điều đó làm cho chúng mạnh hơn do tính phổ biến của chúng. Web ban đầu bị buộc vào chiếc máy tính. Điện thoại thông minh mang tính chất di động, nhưng đã trở thành một nguồn thông tin, kết nối và giải trí cá nhân. Trợ lý giọng nói thường dễ nhận biết nhất qua loa thông minh, nhưng trên thực tế, trợ lý giọng nói phổ biến trên điện thoại thông minh ít nhất gấp mười lần so với loa thông minh và đang nhanh chóng mở rộng sang các thiết bị và nhiều điểm truy cập giọng nói khác, như máy nghe nhạc kỹ thuật số, tủ lạnh và đồng hồ thông minh.
Việc không bị trói buộc bởi các ranh giới thiết bị này có nghĩa là trợ lý giọng nói có thể lan truyền dễ dàng hơn, có thể cung cấp các loại giá trị khác nhau so với các nền tảng trước đó và có thể là một “đầu vào” cho các nhà cung cấp mới, chưa từng sở hữu tài sản gì trong các thời đại trước. Các công ty công nghệ lớn nhất trên thế giới nhận ra điều này bởi vì họ khai thác sự thay đổi từ các nền tảng trước đó mang lại. Họ cũng rất hài lòng với những lợi thế cạnh tranh hiện tại của họ và của các đối thủ của họ, và xem “tiếng nói” là cơ hội để tăng cường phòng thủ, bảo toàn vị trí thống lĩnh, trong khi có khả năng giành sẽ được chỗ đứng mới, sinh lợi mới.
Chào mừng đến với thời đại giọng nói.
Nguồn bài viết : Max 3D Thứ Hai