Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma: 50 năm qua là một chặng đường tuyệt vời sánh vai bên nhau Quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam được thiết lập từ năm 1972. Tuy nhiên, mối quan hệ hữu nghị và thân thiết của chúng ta đã bắt đầu từ trước mốc son đó. Chúng ta có mối liên hệ văn minh lâu đời hàng thiên niên kỷ, được thể hiện trong di sản chung về Phật giáo và văn hóa Chăm. Là những quốc gia hiện đại, độc lập, có chung lịch sử đấu tranh giành tự do khỏi ách thống trị của thực dân, có mối dây tình cảm mà các bậc lãnh tụ hai bên dành cho nhau, Ấn Độ và Việt Nam luôn có quan hệ tốt đẹp cùng với truyền thống giúp đỡ nhau trong khó khăn, thể hiện sự nhạy cảm trước những mối quan tâm và nguyện vọng của nhau đồng thời hỗ trợ công cuộc phát triển đất nước của hai bên. |
Khoa học công nghệ là lĩnh vực cần thiết và thuận lợi cho hợp tác Việt Nam - Ấn Độ Trả lời phỏng vấn Tạp chí Thời Đại, Đại sứ Phạm Sanh Châu cho rằng, doanh nghiệp, thanh niên và các cơ quan chức năng Việt Nam cần nhanh chóng và quyết tâm, sáng tạo, thúc đẩy, hiện thực hóa các chương trình hợp tác với nước bạn trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khởi nghiệp. |
Kỳ quan nhân loại
Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (Ấn Độ).
Năm 2018, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đã dạo bước ở Khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). |
Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo… Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động mang những nét đặc trưng nhất của các phong cách nghệ thuật Chămpa.
Năm 2018, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đã dạo bước ở Khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Viết trong sổ lưu niệm tại khu di tích Mỹ Sơn, ngài Ram Nath Kovind chia sẻ: "Đây là trung tâm hàng đầu về văn hóa Chămpa, người dân nước tôi đến đây rất nhiều. Tôi cảm ơn vì người dân Quảng Nam đã quý mến nhóm chuyên gia đất nước chúng tôi đang làm việc ở đó. Cảm ơn những người Quảng Nam đã giữ gìn Mỹ Sơn phát triển đến ngày hôm nay". |
Kazik- người kiến trúc sư tài ba nhiều năm gắn bó với Mỹ Sơn đã thốt lên rằng “Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá, và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ - thâm nghiêm - hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại”.
Sự bừng cháy của một nền văn minh Chămpa rực rỡ
Vào thế kỷ thứ IV, dưới vương triều Bhadravaman thung lũng Mỹ Sơn được chọn làm - trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng của vương quốc Chămpa.
Tại Mỹ Sơn, vua Bhadravaman đã xây dựng đền thờ, hành lễ, thờ tự. Nơi xác nhận với thần linh về sự trị vì của các đời vua Chămpa. Nơi đền tháp được dựng lên để tưởng nhớ những chiến thắng và những cuộc chinh phục vĩ đại, đồng thời cũng là nơi các vị vua sau khi chết, linh hồn họ được quy tụ với các bật thánh thần của đạo Hindu, đặc biệt là thần Shiva (đấng toàn năng), được coi là người sáng lập ra vương quốc Chămpa.
Đương thời, tín ngưỡng thần Shiva - đấng sáng tạo và hủy diệt của Ấn Độ giáo được hợp nhất với vua để thờ tự tại Mỹ Sơn. Ngôi đền đầu tiên được dựng bằng gỗ, thờ thần - vua Bhadresvara là sự kết hợp theo dạng này (kết hợp tên thần Isvara - tức Siva - với tên vua Bhadravarman) thần được thờ dưới dạng biểu tượng bộ sinh thực khí. Bộ linga thờ này là biểu hiện cổ nhất của sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền ở Đông Nam Á.
Con đường hải thương giữa Chămpa với các quốc gia cổ trung đại trải dài gần mười thế kỷ, với lịch sử hình thành và nhiều thay đổi đi liền với sự phát triển của vương quốc Chămpa, cùng với sự kết hợp những mối liên hệ vùng, khu vực, số lượng đền tháp ngày một xây dựng, Mỹ Sơn trở thành nơi ghi dấu sự phát triển rực rỡ, đặc sắc của nền nghệ thuật Chămpa.
Thánh địa Mỹ Sơn, một kỳ quan của nhân loại. |
Nhưng các cuộc chiến tranh trong thế kỷ XI xảy ra giữa Chămpa với các quốc gia lâng bang đã tàn phá vương quốc Chămpa và các đền tháp ở khu vực Mỹ Sơn. Các vua sau đó chỉ cúng của cải và đồ tể tự. Vua Harivarman V và Giaya Indravarman III có xây thêm những đền tháp nhỏ ở Mỹ Sơn. Đến năm 1149, Giaya Harivarman I lên ngôi lập kinh đô mới ở ViJaya (Đồ Bàn, Bình Định) nhưng cũng cho tu bổ các thánh đường và dựng hai ngôi đền lớn ở Mỹ Sơn. Vị vua tiếp nối Indravarman IV không xây dựng nhiều nhưng dâng vàng bạc trang điểm dát lên mái các đền tháp. Số lượng kim loại quý đã sử dụng lên tới 1.470 kg.
Năm 1234 đức vua Sri Jaya Paramesvaravaman II là vị vua cuối cùng có công trong việc tôn tạo Mỹ Sơn. Kể từ đó, những tài liệu về sau Mỹ Sơn không thấy được nhắc đến. Từ Simhapura, hay cảng biển Đại Chiêm sầm uất, nhiều mặt hàng như vàng, trầm hương, ngà voi, hồ tiêu... những sản vật quý được trao đổi tạo nên con đường thông thương giữa Chămpa với bên ngoài, giữa miền ngược và miền xuôi. Những hoạt động này đã mang lại sự giàu có cho các vương triều Chăm xây dựng kinh thành và thánh đô Mỹ Sơn, đồng thời nơi giao thoa và tiếp biến những nền văn hóa khác nhau làm giàu tinh hoa dân tộc.
Di sản Mỹ Sơn có một vị trí tâm linh quan trọng của cộng đồng dân cư, là chỗ dựa tinh thần của người Chăm xưa. Là công trình nghệ thuật độc đáo có giá trị đến hôm nay.
Chuyên gia Ấn Độ hỗ trợ trùng tu vùng lõi Di sản văn hóa Mỹ Sơn Năm 2014, Chính phủ Việt Nam và Ấn Độ đã kí kết Biên bản ghi nhớ về “Bảo tồn và tôn tạo di sản văn hóa thế giới khu di tích Mỹ Sơn”. Theo đó, Ấn Độ tài trợ cho việc bảo tồn và tôn tạo các nhóm tháp tại Mỹ Sơn với tổng kinh phí khoảng 2,5 triệu USD. Những năm qua, nhờ thúc đẩy hiệu quả công tác bảo tồn di sản gắn với hợp tác quốc tế sâu rộng, đã góp phần để Mỹ Sơn tồn tại và phát huy các giá trị tốt đẹp như ngày nay. Ông Nguyễn Công Khiết, Phó giám đốc Ban quản lý Di sản văn hoá Mỹ Sơn cho biết, sau 5 năm (2017- 2021) thực hiện Dự án Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn đạt được những kết quả nhất định. Dự án đã hoàn thành trùng tu tháp K, khu H; lối tham quan và trưng bày hiện vật tại chỗ cũng đưa vào phục vụ khách tham quan du lịch trong năm 2018, 2019. Các công trình thuộc khu A như tháp A8, A10, A11, tường bao, hệ thống thoát đã hoàn thành. Trong đó đáng chú ý là tái phát hiện và sắp xếp hoàn chỉnh đài thờ Mỹ Sơn A10 với Linga - Yoni liền khối lớn nhất trong điêu khắc kiến trúc Chămpa; hoàn thành 70% công việc trùng tu đền A1. Bên cạnh đó, dự án đã đào tạo được nhiều cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.
Dự án có trang trí các hoạ tiết và hoa văn tiêu biểu thuộc phong cách Đông Dương và là đài thờ nguyên vẹn hiếm hoi còn nguyên vị trong không gian thờ tự Shiva giáo qua biểu tượng ling-yoni, có niên đại khá sớm thế kỷ IX – X. Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn đã lập hồ sơ Đài thờ A10 đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận Bảo vật Quốc gia trong thời gian tới. Về kỹ thuật tu bổ, các chuyên gia Ấn Độ vẫn sử dụng phương pháp mài nhẵn bề mặt gạch và dùng dầu rái làm chất kết dính. Đây là phương pháp các chuyên gia Italia đã sử dụng để tu bổ nhóm tháp G theo Chương trình hợp tác 3 bên Chính phủ Italia - Việt Nam - UNESCO. |
Việt Nam và Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác văn hóa và giao lưu nhân dân Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết Việt Nam sẵn sàng đón các nhà làm phim Bollywood sang quay phim tại các danh lam thắng cảnh nổi tiếng; xem xét tổ chức nhiều hơn nữa các hội thảo xúc tiến du lịch. |
Đại sứ Pranay Verma: Di sản văn hóa Phật giáo góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ Ngày 15/11, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam phát động cuộc thi trắc nghiệm kiến thức Phật giáo “Hành hương về miền đất Phật”. |
Nguồn bài viết : PT Trực Tuyến