Bảo đảm tuyệt đối an toàn trong mọi tình huống để người dân thực hiện quyền công dân Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tuyệt đối an toàn trong mọi tình huống để người dân thực hiện quyền công dân, tại cuộc làm việc tại tỉnh Quảng Ninh về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, sáng 14/4. |
Việt Nam kêu gọi các quốc gia và HĐNQ thúc đẩy thực chất quyền con người Ngày 24/3, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) đã kết thúc Khóa họp thường kỳ lần thứ 46. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại địa bàn và trên thế giới, các phiên họp tiếp tục được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, kết hợp trực tiếp tại trụ sở LHQ. |
Truyện Kiều trong đời sống văn hóa - tư tưởng Việt Nam
Ngót 200 năm kể từ năm 1945 trở về trước, Truyện Kiều chỉ là nơi để các nhà Nho lấy ra ngẫm ngợi, bình tán, khen chê… Những năm đó hơn 90% dân ta chưa biết chữ, chưa thể đọc nói chi đến bàn luận? May sao, những tháng năm lam lũ và đói chữ ấy, một bộ phận người lao động chỉ “nghe lỏm” mà thuộc dần Truyện Kiều rồi đọc cho nhau nghe từng đoạn khi nghỉ giữa buổi cày buổi cấy hay những ngày nông nhàn.
Việc đọc và bình Truyện Kiều bao năm ấy thường tập trung vào chặng đường lưu lạc oan khổ của Thúy Kiều mà xót xa cùng, hoặc tán thưởng và tiếc nuối cho Từ Hải đã gây dựng được cơ đồ, hùng cứ ngang ngửa với triều đình mà chỉ vì nghe theo lời người vợ đẹp nên đã vỡ trận tan hoang…
Những năm ấy Truyện Kiều được hâm mộ từ tấm lòng thương tiếc hơn là từ sự nhìn nhận của lí trí thì phải?
Đến vài ba chục năm đầu của thế kỉ XX, số người biết đọc và nghe Kiều đã đông hơn, báo chí đã bắt đầu ngâm Kiều, diễn các tích Kiều…, rồi còn vịnh Kiều, đố Kiều, bói Kiều… ở các đô thị và các đình làng quán chợ.
Cùng với sự phát triển đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu Truyện Kiều cũng phát triển. Đi đầu trong công việc này là các trí thức Nho học và Pháp học. Lúc này, các nhà “có chữ” ấy không chỉ tán thưởng nghệ thuật làm thơ lục bát tinh diệu của thiên tài Nguyễn Du khi dựng lại số phận đớn đau của nàng Kiều, mà bắt đầu bàn nhiều đến về tư tưởng nhân sinh trong Truyện Kiều với văn hóa và tư tưởng của thời đại Nguyễn Du, và cả thời đại nước mất nhà tan thời đó (trước 1945).
Sự tán thưởng Truyện Kiều những năm này vẫn sôi nổi. Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện sự lên án Truyện Kiều (thông qua một số hành trạng Thúy Kiều hay Thúc Sinh, Hoạn Thư…).
Ngày nay, có thể thấy xu hướng chính trị hóa, xã hội hóa (dung tục) khi phân giải Truyện Kiều của một số người ấy đều có căn nguyên xã hội. Người thì quá đau buồn và hoang mang với thời cuộc thì tự an ủi: Truyện Kiều là tuyệt tác như vậy sẽ mãi mãi được suy tôn như quốc bảo, nên nước ta vẫn trường tồn. Người theo xu hướng cách tân mạnh mẽ xã hội bất công hiện tại, thì từ ý đồ chính trị, lại lên án, coi Truyện Kiều là dâm thư, không nên truyền bá, ai khen Truyện Kiều, ấy là người ngây thơ và đáng ngờ về tư tưởng…
Sự tranh cãi ấy đã làm bật ra một ý nghĩ: cần phải phân tích rồi đánh giá Truyện Kiều từ quan điểm nào? Tác phẩm hay, đáng quý, đương nhiên là tác phẩm tạo ra âm vang trong tâm trí của công chúng, nó gợi cho người đọc nghĩ tiếp về lẽ sống và cách sống, cách ứng xử như Nguyễn Du đã nói trong tác phẩm, và còn hơn thế nữa. Một số người ít ỏi (là các nghiên cứu và hoạt động chính trị - xã hội - văn chương uyên thâm) thì giữa những năm 40 của thế kỉ XX đã bảo nhau: Tác phẩm văn chương phải chuyên chở tư tưởng đúng, Truyện Kiều là một tác phẩm hay về nghệ thuật thi ca và cả về giá trị tư tưởng bởi nó đề cao khát vọng sống của con người, đòi hỏi xóa bỏ áp bức bất công…
Truyện Kiều và tư tưởng quyền con người ở Việt Nam
Từng có ý kiến cho rằng, tư tưởng quyền con người vào Việt Nam đã cấp tiến, đã tạo thêm cho các nhà nghiên cứu một công cụ để phân tích Truyện Kiều. Chúng tôi muốn nói lại: tư tưởng quyền con người vốn có ở Việt Nam từ lâu rồi. Tài sản quý báu ấy của người Việt, vốn đã tồn tại và phát triển theo cách và con đường của nó, chẳng qua, có lúc, có nơi, một bộ phận nghiên cứu chưa nhận ra mà thôi.
Câu chuyện này đang liên quan đến câu hỏi: Truyện Kiều có trước hay tư tưởng quyền con người Việt Nam có trước?
Nhớ lại áng văn bất hủ: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư! Nghĩa là: “Đất nước Nam ta đã có vua Nam ở/ Câu chuyện này (sự thực này) đã được ghi rõ ở sách Trời/ Nếu có kẻ nào đến xâm phạm (đất nước ấy)/ Chúng sẽ bị đánh cho tơi bời” thì ta dễ nhận ra: Tư tưởng quyền con người ở đây, hiểu theo nghĩa cụ thể, là tư tưởng về chủ quyền quốc gia (ở dân Việt) đã có trước Truyện Kiều khá lâu.
Lại nhớ đến Bình ngô đại cáo, ta có lý do để khẳng định: Hạt nhân của tư tưởng quyền con người là tư tưởng về văn hiến quốc gia, ý chí chiến đấu cho khát vọng giải phóng con người khỏi họa xâm lăng… cũng đã được khẳng định trước lúc Nguyễn Du sáng tạo ra Truyện Kiều nhiều năm.
Cần lưu ý rằng, tư tưởng quyền con người (và cả các trào lưu tư tưởng của các tôn giáo), cũng như các tác phẩm văn học nghệ thuật, đều được sinh ra và phát triển từ sự sinh tồn của đời sống xã hội; giữa chúng đã và luôn luôn có sự liên thông tự nhiên với nhau. Trong mối quan hệ liên thông này, văn học nghệ thuật có vẻ như được hưởng lợi nhiều hơn, bởi nó đã có nhiều cơ hội để tiếp thu, thừa hưởng những thành quả của các đợt đổi mới tiến bộ của tư tưởng xã hội.
Nhưng khi soát xét lại lịch sử nghiên cứu và truyền bá Truyện Kiều ở Việt Nam và nước ngoài, thì chúng ta thấy mối quan hệ của tác phẩm tuyệt vời này với tư tưởng (và đạo đức) xã hội không chỉ một chiều như vừa diễn ra.
So với thời đại Truyện Kiều vào cuối thế kỉ XVIII, thì ở Trung Hoa, có cuốn Kim Vân Kiều truyện kể lại (bằng văn xuôi) chuyện một nàng Thúy Kiều đẹp đẽ giỏi giang phải dứt tình bán mình chuộc cha, rồi trải qua bao sự bầm dập trong nhà thổ, sau được vinh hiển mà trả thù kẻ hại mình tàn khốc… thì Truyện Kiều khác nhiều!
Cái khác ấy được tập trung ở hai phương diện: Về nghệ thuật, Truyện Kiều đã được sáng tác theo bút pháp của một cuốn tiểu thuyết bằng thơ Lục bát thuần Việt uyển chuyển. Ở đấy tác giả đã bỏ nhiều chi tiết rườm rà mà tập trung khắc họa số phận nhân vật trung tâm là Thúy Kiều đoan thục thường phải trải qua bao tình huống trớ trêu; việc miêu tả diễn biến tâm lí của các nhân vật đều được chăm chút tỉ mỉ.
Về nội dung, Nguyễn Du, đã thể hiện tư tưởng rất tiến bộ, là bênh vực người bị áp bức; căm ghét, nguyền rủa cái xã hội bất công đã đọa đày con người (người càng lương thiện và tài năng thì đời sống càng có cớ, có chuyện để bị oan khổ hơn). Vào khoảng thời gian ấy ở Việt Nam đã có các thi phẩm cùng viết về thân phận phụ nữ như một loạt thơ của Hồ Xuân Hương và Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, cả Văn tế Trương Quỳnh Như do Phạm Thái sáng tác thì nghệ thuật cũng đã khá điêu luyện, tâm tình cũng xa xót cảm thông… nhưng chưa một tác phẩm nào có sức tố cáo và lên án xã hội mạnh mẽ như Truyện Kiều, chưa có nhân vật nào sống động, có sức dẫn gợi những suy nghĩ và hành động cho người đọc như Thúy Kiều.
Cái tư tưởng và nghệ thuật sáng tác “hơn đời” của Nguyễn Du ngày ấy, chính là tư tưởng quyền con người. Hàng trăm năm sau, hệ tư tưởng quyền con người của nhân loại có thêm một ít cứ liệu lịch sử - văn chương, khiến cho hệ tư tưởng quyền con người ngày nay có sự sinh động, cụ thể và dễ hiểu, để thâm nhập vào đời sống muôn người hơn, không chỉ ở quê hương Việt Nam sinh thành ra nó, mà ở cả nhiều quốc gia khác trong cộng đồng nhân loại.
Trong thời buổi hội nhập ngày càng toàn diện và sâu sắc, người ta đang lấy tư tưởng quyền con người làm một trong những điểm xuất phát, và cũng là mục tiêu phát triển. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà lãnh đạo quốc gia Việt Nam và nhiều vị tổng thống Mỹ đã nảy Kiều khi gặp gỡ nhau, để phát đi những thông điệp vừa là ngoại giao, vừa là nội dung trao đổi, cũng là ước nguyện của mình.
Giờ đây, người ta ít nói đến tư tưởng Thiên mệnh, Định mệnh trong Truyện Kiều, mà hay viện dẫn, khai thác những câu thơ hàm chứa, dung dưỡng các tư tưởng nhân văn tiến bộ, có khả năng gợi dẫn một cách xử thế tích cực và thích hợp hơn trong thiên tuyệt bút này của Nguyễn Du, cũng là của trí tuệ và tấm lòng Việt Nam. Này là: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều/ Gìn vàng giữ ngọc cho hay/ Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời” hay “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời/ Hoa tàn mà lại thêm tươi/ Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”.
Trước kia, Truyện Kiều đi vào dân gian, góp phần kết nối và phát triển đời sống tâm linh hướng thiện của người Việt. Ngày nay, Truyện Kiều song hành với chúng ta trong sinh hoạt chính trị và trong công việc bình thường mỗi ngày. Tác phẩm kiệt xuất này đang tiếp tục gieo vào lòng người niềm tin tươi sáng.
Những nỗ lực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người của Việt Nam Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người là cơ sở vững chắc để Việt Nam vững tin ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. |
Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó có các quyền tự do cơ bản được quy định cụ thể trong Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan”. |
Nguồn bài viết : Vegas M E-Gaming Club