Hội nhập quốc tế

Tổng hợp kiến nghị về việc làm, thu nhập của người lao động

2024-12-21 12:51:54
Xu hướng tìm việc mới của người lao động sau đại dịch COVID-19
Quý I/2022: thu nhập bình quân người lao động tăng 1 triệu đồng/tháng

Để chuẩn bị nội dung Chương trình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; các Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn khẩn trương tổ chức nghiên cứu, nắm bắt, tổng hợp đề xuất, kiến nghị của đoàn viên, người lao động, nhất là công nhân lao động khu công nghiệp với Đảng, Nhà nước thông qua tìm hiểu trực tiếp, nghiên cứu, điều tra dư luận xã hội, tổ chức diễn đàn trên hệ thống trang thông tin điện tử và mạng xã hội của Công đoàn.

Các cơ quan báo chí Công đoàn mở diễn đàn tuyên truyền, vận động và tập hợp đề xuất, kiến nghị của đoàn viên, người lao động với Đảng, Nhà nước.

Chương trình Công đoàn lắng nghe - thấu hiểu - chia sẻ với người lao động trong Tháng Công nhân năm 2021 của Liên đoàn lao động huyện Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ảnh: Công đoàn Việt Nam

Một số nhóm vấn đề tập trung đề xuất, kiến nghị gồm: Công tác chăm lo bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động; quan tâm giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách của công nhân lao động (nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh hoạt văn hóa, nơi khám chữa bệnh, tín dụng cho công nhân…); việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp cho công nhân; hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo điều kiện để công nhân nỗ lực trong lao động sản xuất, cống hiến, xây dựng, phát triển đất nước; các sáng kiến, đề xuất, hiến kế của cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động phát triển đất nước, thực hiện khát vọng dân tộc.

Thời gian tiến hành lấy ý kiến từ 16 - 21/5/2022.

Báo cáo tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của công nhân lao động năm 2022 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện trong tháng 3/2022 cho thấy, nếu không làm thêm giờ, tiền lương cơ bản của công nhân chỉ ở mức trung bình 4,92 triệu đồng/tháng. Công nhân ở một số ngành, lĩnh vực phải làm thêm giờ nhiều, có khi lên đến 60 - 70 giờ/tháng, như ngành dệt may, điện tử, da giày, chế biến thuỷ hải sản, sản xuất gỗ…

Tiền lương thấp ảnh hưởng tới việc khám chữa bệnh đảm bảo sức khoẻ và cả quyết định lập gia đình của công nhân.

Theo một khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, có 9,9% người lao động cho biết thu nhập hiện tại hoàn toàn không đủ cho họ mua thuốc và khám chữa bệnh; 43,4% cho biết họ chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản. Nhiều người lao động không dám đi khám vì không có tiền; 5,1% công nhân trả lời rằng, họ vẫn đi làm bình thường và để bệnh tự khỏi; 57,7% công nhân lao động cho biết họ tự mua thuốc về tự chữa bệnh và chỉ đi đến các cơ sở ý tế khám khi bệnh chuyển nặng.

Trong khi đó, trong tổng số 269 người lao động (hơn 10%) tham gia khảo sát chưa lập gia đình thì có tới 54,6% cho biết tiền lương và thu nhập hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định lập gia đình của họ. Họ cho rằng tiền lương, thu nhập thấp nên chưa dám lập gia đình vì e ngại không đủ tài chính đảm bảo cho gia đình sau này.

Nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài cho lao động Việt
Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về số giờ làm thêm của người lao động

Top