Hội nhập quốc tế

Hỗ trợ 8.000 thanh niên khởi nghiệp

2024-12-21 12:50:24
Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật được hỗ trợ khởi nghiệp khi về nước
Thực tập sinh hoàn thành Chương trình thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản về nước đúng thời hạn sẽ được hỗ trợ từ 100-180 triệu đồng để phát triển sự nghiệp tại Việt Nam.
Sinh viên VinUni học cách “tư duy khởi nghiệp” – sớm thất bại để sẵn sàng cho thành công
“Điều chúng tôi muốn hỗ trợ sinh viên là trong quá trình đó các em học được kỹ năng, tư duy khởi nghiệp và trở thành một doanh nhân khởi nghiệp, điều mà các em có thể áp dụng ở mọi mặt của cuộc sống, ngay cả trong đời sống hàng ngày và cả sự nghiệp sau này”, TS. Phí Thị Linh Giang, GĐ Trung tâm khởi nghiệp, Trường ĐH VinUni chia sẻ.

Chương trình với nhiều hỗ trợ như: tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nền tảng cho thanh niên về khởi sự kinh doanh, phát triển doanh nghiệp; hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn; xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên;...

Mục tiêu cụ thể của Chương trình giai đoạn 1 (2022 - 2025) là hỗ trợ ít nhất 8.000 thanh niên khởi nghiệp, trong đó có 1.000 thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hằng năm, 100.000 thanh niên được trang bị kiến thức, tập huấn nâng cao năng lực về khởi nghiệp và quản trị doanh nghiệp.

Hỗ trợ thành lập 200 hợp tác xã do thanh niên làm chủ. Hằng năm hỗ trợ duy trì ít nhất 200 xã triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và có sản phẩm của thanh niên đạt chuẩn OCOP.

Một trong các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình là hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và phát triển kinh doanh: Tìm kiếm, sàng lọc và củng cố các ý tưởng khởi nghiệp có tiềm năng; hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh, khởi nghiệp cho thanh niên; hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư trong và ngoài nước; xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên; hỗ trợ tư vấn pháp lý cho thanh niên khởi nghiệp; hỗ trợ liên kết, phát triển mạng lưới doanh nghiệp khởi nghiệp.

Thanh niên tham gia Hành trình khởi nghiệp tại Lâm Đồng.

Trong đó, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nền tảng cho thanh niên về khởi sự kinh doanh, phát triển doanh nghiệp như: kiến thức về quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, marketing, quản trị chất lượng, quản trị chuỗi cung ứng...

Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý tài chính, kế toán, thuế, hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cho thanh niên mới khởi nghiệp; giới thiệu, tư vấn, kết nối cho thanh niên có ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp tham quan thực tế các nhà máy, các doanh nghiệp điển hình trong từng lĩnh vực, ngành nghề.

Tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu cho thanh niên khởi nghiệp kiến thức về chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số trong quản trị doanh nghiệp, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, vận chuyển, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm và các nội dung khác trong quá trình sản xuất kinh doanh; hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh theo chuỗi giá trị trên cơ sở khai thác thế mạnh, tiềm năng sẵn có của vùng miền, địa phương.

Hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình, chính sách ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp của Chính phủ; xây dựng các sàn giao dịch ý tưởng nhằm kết nối thanh niên với các quỹ đầu tư.

Tăng cường hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh do đoàn viên, hội viên, thanh niên làm chủ thông qua nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND tỉnh quản lý; do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động, nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và nguồn vốn hợp pháp khác.

Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp mới thành lập với các quỹ đầu tư hỗ trợ khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể của thanh niên tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại.

Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương phân bổ nguồn ngân sách để xây dựng các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; vận động nguồn xây dựng quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại địa phương.

Xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên. Cụ thể, định kỳ tổ chức các triển lãm, hội chợ sản phẩm khởi nghiệp; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp.

Kết nối với các doanh nghiệp vận chuyển lớn ưu đãi chi phí vận chuyển các sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp.

Tập huấn, bồi dưỡng, tư vấn cho thanh niên khởi nghiệp về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cung cấp thông tin về các thị trường quốc tế; tổ chức các chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã thanh niên áp dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển các mô hình chợ điện tử, liên kết với các sàn thương mại điện tử lớn để hỗ trợ giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện sản phẩm cho thanh niên khởi nghiệp.

Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5: Ngành du lịch trở lại sau 2 năm "đóng băng" vì Covid-19
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, nhờ "bùng nổ" lượng khách, nhiều địa phương đạt doanh thu du lịch lớn, vượt xa mong đợi, có địa phương thu về gần 2.000 tỉ đồng.
Phát động cuộc thi "Kỷ vật kể chuyện"
Ngày 09/5/2022, tại Hà Nội, Đại sứ quán CHDCND Lào tại Việt Nam, Tạp chí Thời Đại và Hội hữu nghị hai nước Việt Nam, Lào đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Cuộc thi “Kỷ vật kể chuyện”. Cuộc thi là một hoạt động trọng tâm, thiết thực trong Chương trình truyền thông đặc biệt “60 năm hữu nghị Việt Nam - Lào: Chung dãy Trường Sơn” kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (05/9/1962 - 05/9/2022).
Top