Hội nhập quốc tế

Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

2024-12-21 12:47:40
Triển khai tốt các chính sách dân tộc thiểu số
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Phiên họp toàn thể lần thứ năm của Hội đồng Dân tộc.
Hòa mình cùng lễ dâng y của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer
Lễ dâng y là một trong số nghi lễ quan trọng gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo Nam tông, mang thông điệp văn hóa của sự cho và nhận trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đại biểu người có uy tín tiêu biểu tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Sáng 2/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt 39 đại biểu người có uy tín tiêu biểu đại diện cho gần 2.000 người có uy tín của tỉnh Hà Giang năm 2022.

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu chia sẻ những kinh nghiệm tham gia xây dựng nhà ở cho người có công, người nghèo tại địa phương; nỗ lực vươn lên thoát nghèo; vận động, tuyên truyền bà con bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, xóa bỏ hủ tục… đồng thời bày tỏ mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ để bà con phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước nhấn mạnh Hà Giang là tỉnh có vị thế chiến lược đặc biệt quan trọng, là nơi biên cương, địa đầu của Tổ quốc, gần 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng bào Hà Giang cùng quân, dân cả nước đã viết nên những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng được biết 1.983 người có uy tín trên địa bàn tỉnh Hà Giang là những tấm gương tiêu biểu, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, có nhiều công lao đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh trật tự.

Nổi bật là tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giúp đỡ gia đình chính sách, người có công; phát huy vai trò nòng cốt tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, xóa bỏ hủ tục, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, dạy bảo con cháu không mắc các tệ nạn xã hội, tham gia các hoạt động khuyến học, khuyến tài…

Chủ tịch nước đánh giá tuy còn nhiều khó khăn trong phát triển về địa hình, hạ tầng cũng như nguồn nhân lực, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã chủ động, sáng tạo, vượt khó đi lên, giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, chăm lo tốt hơn đời sống nhân dân.

Đáng ghi nhận là 100% số xã có đường ôtô cứng hóa đến trung tâm xã; 100% các thôn, bản có đường đi được xe cơ giới đến trung tâm; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 46,67%; 100% xã có trường, lớp học kiên cố; tỷ lệ xã, phường, đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế đạt 100%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 98,5%; 47/175 xã đạt chuẩn nông thôn mới, toàn tỉnh có 233 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP...

Phong trào xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát lan tỏa sâu rộng trên toàn tỉnh; chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia được giữ vững; an ninh biên giới được bảo đảm.

Để phát huy hơn nữa thành tích, vai trò của người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc, Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ngành, địa phương, trong đó có tỉnh Hà Giang bổ sung, hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực này; tiếp tục triển khai tốt các chính sách đã ban hành; đặc biệt là phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác dân tộc.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đại biểu người có uy tín tiêu biểu tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chủ tịch nước lưu ý cần chú trọng việc cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình địa phương, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tuyên truyền... để người có uy tín tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp xây dựng địa phương, qua đó nắm bắt tốt hơn tâm tư nguyện vọng của bà con để kịp thời tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Khẳng định đất nước luôn cần sự đóng góp của các hạt nhân nòng cốt là người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số, Chủ tịch nước tin tưởng và mong muốn người có uy tín tiêu biểu phát huy truyền thống kiên cường, bất khuất, tinh thần đoàn kết dân tộc, nêu gương sáng cho con cháu và cộng đồng; thể hiện vai trò là nhân tố tích cực trong các phong trào của địa phương, vận động, hướng dẫn bà con tại bản, làng mình cùng nhau nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ Tổ quốc.

Cùng với đó, tiếp tục bảo tồn, phát huy văn hóa, nghệ thuật truyền thống dân tộc; giáo dục các thế hệ trẻ, qua đó tạo sự gắn kết, hiểu biết và yêu thương trong cộng đồng, góp phần vun đắp sức mạnh Việt Nam, giá trị Việt Nam cho hôm nay và mai sau.

Để phấn đấu "sống trên đá, thoát nghèo trên đá và tiến tới làm giàu trên đá," Chủ tịch nước đề nghị Hà Giang tiếp tục tìm kiếm mô hình và động lực tăng trưởng kinh tế mới trên cơ sở phát huy các tiềm năng, lợi thế riêng có; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính; huy động các nguồn lực đầu tư, ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng lõi; chú trọng chuyển đổi số, hướng dẫn bà con ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất, kinh doanh.

Tỉnh cũng cần quan tâm bảo đảm tốt an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là các hộ nghèo, đời sống khó khăn, không để bà con đói cơm, lạt muối; thiết kế những chính sách đặc thù vừa hỗ trợ vừa phát huy tinh thần tự lực vươn lên của người dân góp phần xóa đói giảm nghèo; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người có uy tín và gia đình họ.

Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh vận động quần chúng thực hiện tốt các phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc," "Giữ gìn an ninh trật tự ở khu dân cư," "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới"…; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đặc biệt chú trọng lan tỏa, nhân rộng những tấm gương người uy tín tiêu biểu trong cộng đồng./.

Những chiến sĩ biên phòng người dân tộc thiểu số làm dân vận khéo
Thời gian qua, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BTL BĐBP) đã tăng cường tạo nguồn, đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ BĐBP là người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, số lượng cán bộ biên phòng người DTTS tăng cả về số lượng, chất lượng, thành phần dân tộc, là cầu nối gắn kết chặt chẽ giữa BĐBP với đồng bào các dân tộc trên biên giới và luôn là những người làm tốt công tác dân vận, vận động quần chúng.
Hơn 11.000 phụ nữ dân tộc thiểu số được hỗ trợ phát triển sinh kế
Dự án “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện cho phụ nữ dân tộc thiểu số” do tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và tập đoàn P&G phối hợp thực hiện trong bốn năm đã hỗ trợ phát triển sinh kế cho hơn 11.000 phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn 18 tỉnh tại Việt Nam.
Top