Đề xuất tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý cho người thuộc hộ nghèo

2024-12-21 12:42:14
Nghệ An: Tăng cường giúp người bán dâm tiếp cận dịch vụ xã hội, hòa nhập cộng đồng
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Nhằm kịp thời bảo đảm quyền và lợi ích của người nghèo, người được TGPL, tiếp tục khẳng định và phát huy hiệu quả của công tác TGPL trong các chương trình giảm nghèo thời gian tới để đảm bảo tính liên tục, tiếp nối sau khi Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg đã hết thời gian áp dụng, Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22/12/2021 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 (Nghị quyết số 160/NQ-CP) đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tư pháp nghiên cứu, hoàn thiện chính sách TGPL đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Theo đó, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hoạt động TGPL cho người thuộc hộ nghèo, người được trợ giúp pháp lý giai đoạn 2023 - 2030, nhằm giúp họ kịp thời tiếp cận và sử dụng dịch vụ TGPL khi có yêu cầu.

Ảnh minh họa.

Dự thảo Quyết định gồm 7 Điều. Trong đó, Điều 1: quy định về đối tượng thụ hưởng và phạm vi điều chỉnh của dự thảo Quyết định. Theo đó, đối tượng thụ hưởng là người thuộc hộ nghèo, người được TGPL theo quy định của pháp luật TGPL (bao gồm cả người thuộc hộ cận nghèo bị buộc tội, một số đối tượng có khó khăn về tài chính).

Phạm vi điều chỉnh là các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó ưu tiên các địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Điều 2: Các hoạt động hỗ trợ. Theo đó, thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng phức tạp hoặc điển hình.

Hỗ trợ viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo nghề luật sư và cam kết làm việc trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý ít nhất 05 năm kể từ khi hoàn thành khóa học; hỗ trợ bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức pháp luật trợ giúp pháp lý tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo khu vực, vùng miền và địa phương:

Truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Xây dựng, cung cấp các tài liệu, ấn phẩm, chương trình truyền thông về trợ giúp pháp lý để phát hành, phủ sóng các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi thụ hưởng;

Biểu dương người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng có thành tích trên phạm vi toàn quốc;

Tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở;

Trao đổi kinh nghiệm về thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng và kinh nghiệm thực hiện phối hợp trợ giúp pháp lý giữa các địa phương;

Xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài Phát thanh, Truyền thanh cấp xã hoặc cấp huyện (nơi không có phát thanh, truyền thanh cấp xã);

Đặt bảng thông tin (điện tử hoặc thông thường), hộp tin về trợ giúp pháp lý tại Ủy ban nhân dân xã, nhà văn hóa thôn.

Trao tặng “Mái ấm biên cương” cho 2 hộ gia đình nghèo nơi biên giới An Giang
Hỗ trợ 5.000 căn nhà đại đoàn kết tặng hộ nghèo tỉnh Điện Biên
Top