NATO tập trận dồn dập, đẩy căng thẳng giữa Nga và phương Tây lên cao độ

2025-01-17 20:13:01
Ukraine đổ lỗi cho Đức, Pháp là nguyên nhân khiến Kiev mất Crimea vào tay Nga
Hàng trăm xe tăng T-90 Proryv Nga được điều tới biên giới phía Nam?

Giữa lúc Mỹ và các đồng minh NATO tập trận ở Đại Tây Dương và khắp châu Âu, Nga có kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự ở biên giới phía Tây.

Được biết, từ tháng 5, NATO dồn dập tổ chức các cuộc tập trận lớn. Cuộc tập trận quân sự thứ nhất mang tên Trojan Footprint, được tổ chức tại 5 quốc gia Đông Âu với sự góp mặt của 600 lực lượng thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và không thuộc NATO, bao gồm cả binh sĩ đến từ Ukraine và Georgia.

Cuộc tập trận thứ hai diễn ra cùng tháng có quy mô lớn hơn nhiều mang tên Defender-Europe 21. Có tới 28.000 lực lượng đến từ 26 quốc gia khác nhau tham gia cuộc tập trận này.

Nguồn: Picture alliance

Mỹ và 20 quốc gia NATO cũng đang tham gia vào một chiến dịch lớn mang tên Allied Sky (Bầu trời đồng minh) với mục đích nhằm cảnh báo Nga.

Theo Nic Robertson - biên tập viên mảng ngoại giao quốc tế của CNN, chiến dịch Allied Sky nhằm thể hiện “sự tin cậy về phòng thủ chung” và “sự sẵn sàng nâng cao” của NATO.

Trước đó, vào ngày 28/5, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh, cùng 19 tàu chiến của Mỹ và 8 quốc gia NATO khác đã tới Biển Đen, biểu dương sức mạnh nhằm “nắn gân” Nga.

Các lực lượng Ukraine, Mỹ, Canada, Anh, Hà Lan, Romania, Bulgaria, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Latvia và các nước đối tác khác Sea Breeze (Gió Biển) dự kiến sẽ tổ chức một cuộc tập trận từ ngày 28/6-10/7 tới, trong bối cảnh các nước phương Tây liên tục cáo buộc Nga tăng cường lực lượng ở biên giới Đông Nam của nước này. Theo tin từ Bộ Quốc phòng Nga, NATO có kế hoạch triển khai 4.000 binh lính, 40 tàu chiến, 30 chiến đấu cơ và hơn 100 phương tiện vũ trang khác trong cuộc tập trận này.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 1/6 nhận định, một trong những lý do khiến liên minh này tăng cường khả năng trong khu vực là bởi Nga “sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự chống lại các nước láng giềng như Georgia và Ukraine”.

Cụ thể, cựu chỉ huy NATO James Stavridis nhận định, từ Biển Đen, Nga cũng có thể tấn công đất liền Ukraine, nhằm vô hiệu hóa lực lượng hải quân Ukraine, giành quyền kiểm soát trên biển ở phía bắc Biển Đen, cắt đứt các tuyến đường cung cấp hậu cần của lực lượng Ukraine, đồng thời giành quyền thống trị khu vực đất liền nối Nga và Crimea.

Chuyên gia Nga cảnh báo sự sụp đổ của NATO ở châu Âu
Căng thẳng với Nga 'chưa nguội', NATO vẫn điều 9.000 binh lính tập trận

Nguồn bài viết : Thống kê XSMB

Top