Yêu hoa hồng, nữ kế toán trồng cả vườn hồng rực rỡ trên sân thượng

2025-01-17 20:12:55
Ngôi nhà hạnh phúc thơm hương hoa hồng của cặp vợ chồng trẻ ở Thủ Đức, TP. HCM Sân thượng 80m2 phủ xanh rau quả sạch của cô gái 20 tuổi ở Bình Dương Đủ loại cây ăn quả xum xuê trái trên sân thượng của người phụ nữ đảm ở TP HCM

Mỗi đợt hoa nở trên sân thượng, chị Bích Thủy dường như yêu hơn ngôi nhà của mình. Chị thích thú với việc tranh thủ thời gian rảnh rỗi để lên ngắm mãi không thôi những đóa hồng tỏa hương khoe sắc do chính tay mình chăm chút hàng ngày.

Chị Bích Thủy yêu thích chăm sóc, vun trồng cho những gốc hồng trên sân thượng.
Chị Thủy bên hoa hồng trong một chuyến đi du lịch.
Hồng chị trồng trên sân thượng.
Hoa nở rực rỡ cuốn hút.
Một góc hồng nở đẹp như tranh vẽ.

Chị Bích Thủy hiện đang làm kế toán cho một công ty ở TP. HCM. Ngoài công việc, chị có niềm đam mê đặc biệt với hoa hồng. Vì thế, trên sân thượng của ngôi nhà ở quận 10 được chị trồng rất nhiều hoa.

Chia sẻ về cơ duyên đến với hồng, chị Bích Thủy cho hay: "Tôi vô tình lướt facebook, thấy hoa của một nhà vườn rao bán đẹp quá, phải lòng với vẻ đẹp ngọt ngào của hoa hồng nên quyết định mua về trồng thử. Ban đầu trồng vài cây, không biết cách chăm gì đâu, cũng chỉ tưới nước, bón phân theo chỉ dẫn của người bán, cũng không biết các loại bệnh mà hồng hay bị như trĩ, nấm. Rồi lại lướt facebook thấy vườn kia bán cây cổ Sapa giá mềm, cây cũng cao lớn, mua về được vài hôm thì thấy lá có đốm vàng, hỏi ra thì biết là cây bị bệnh đốm lá....".

Vì yêu hoa, lại được một anh bán cây giới thiệu những người bạn trồng hoa hồng không dùng thuốc, chị Thủy quyết định tham gia nhóm để học hỏi kinh nghiệm, vừa mong muốn những cây hồng mình trồng sẽ nở hoa thật đẹp, vừa mong muốn cây tốt, người lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Chị rất vui vì từ ngày vào hội, biết thêm những người bạn mới, học hỏi thêm được những kinh nghiệm hữu ích. Chị học được cách trộn giá thể, cách chăm, cách cắt tỉa... Từ đó, chị tự tin hơn trong việc trồng và chăm cây. Số lượng cây tăng nhanh. Sân thượng dù chị chỉ dành 12m2 để trồng nhưng ở đó có đến 40 cây hồng với nhiều loại khác nhau.

Một bí quyết nho nhỏ giúp chị Thủy tận hưởng cuộc sống trong mơ với "vườn hồng" nhỏ xíu xinh xinh của mình, đó là trước khi mua cây, chị thường tìm hiểu độ lặp hoa, sai hoa, bền hoa, thơm, và quan trọng là chịu được khí hậu nóng như Sài Gòn. Khu vườn trên cao của chị vì thế có đủ các giống hồng cổ, hồng David Austin, hồng Nhật...

Để có giá thể tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng cho hoa, chị Thủy trộn đất tribat (đất thịt, đất đỏ), trấu tươi, xơ dừa, trùn quế, đá perlite, phân tan chậm (Dynamic) trộn đều với tỉ lệ 50+5+20+20+4+1.

Về tưới cây, chị Thủy thường dùng vòi phun xịt mạnh vào sáng, chiều vì trồng trên sân thượng nắng nóng cả ngày. Cách xịt vòi như vậy giúp hạn chế tối đa được nhện và rệp. Để hạn chế hồng bị chết do nắng nóng và cháy cánh vì sân thượng có nắng từ 6h sáng đến 5h chiều, chị Thủy che nắng hướng Tây bằng lưới. Hồng chỉ nhận nắng từ hướng Đông và Đông Nam.

Chủ nhân khu vườn cũng chia sẻ thêm về kinh nghiệm cắt lá, đó là đếm 3 - 4 nách lá là cắt, lựa mắt có mầm chĩa ra ngoài thì cắt trên nách đó. Cả sân thượng cùng cắt một thời điểm để khi ra hoa, khoảng không gian nhỏ trông sẽ rực rỡ và đẹp hơn.

Chị Thủy chia sẻ khá tỉ mỉ về việc bón phân cho hoa hồng: "Sau khi cắt tỉa bón Humic. 4 ngày sau đó bón nha đam. Nha đam thường bỏ vỏ, xay nhuyễn để 2 tiếng, 0,5kg pha với 4 lít nước + 4 muỗng Tricoderma tưới khoảng 30 gốc để kích mầm. 4 ngày sau bón đạm (gà, cá, bò, dê tùy thích). 4 ngày tiếp theo bón đỗ tương. Lúc này cây bật mầm nên có nhiều loại phân đạm để bón luân phiên khác nhau sẽ tốt hơn.

Khi mầm có nụ thì bón bổ sung kali (chuối ủ: 100g chuối chín nấu nhừ với 01 lít nước, xay nhuyễn, ủ 1 tuần, lấy 100ml chuối đã ủ pha với 1.5 lít nước để tưới. Có thể xay chuối sống không cần nấu chín. Trong khi cây chưa nở hoa vẫn tiếp tục bón bổ sung đạm và kali). 1 tháng bón bổ sung trung vi lượng 1 lần. Lưu ý chia nhỏ ra bón".

Hồng trồng trên sân thượng thường bị các bệnh như trĩ, nấm, đen thân. Để xử lý tình trạng bệnh phổ biến này, chị Thủy cũng chia sẻ chi tiết:

- Trị trĩ: Khi thấy lá xoăn nhiều thì phun 3 ngày liên tục, sau đó giãn ra 1 tuần 1 lần. Dùng neem oil hoặc baking soda (mù tạt, listerin) pha với rượu trắng + nước rửa chén . Phun đổi luân phiên tránh nhờn thuốc.

Neem, baking soda, mù tạt, listerin là mỗi loại khác nhau, riêng neem thì nhũ hoá, còn mấy thứ còn lại, cứ 1 loại lấy 5ml + 5ml rượu + 2ml nước rửa chén pha 2 lít nước phun chiều mát, luân phiên thay đổi mỗi loại để phun.

Ngoài ra, để hồng ít bị bọ trĩ tấn công, chị Thủy trồng thêm các loại cây hút trĩ như ớt, sao nhái...

- Trị nấm: dùng giấm ăn, nano bạc. Thường thì sau mấy ngày mưa dầm, sáng hôm sau chị phun giấm pha với dứa ủ, phun mặt chậu, sàn sân luôn. Dứa ủ (GE) đuổi côn trùng mà còn thơm phức.

Cách ủ dứa: ra chợ xin mắt dứa, vỏ dứa, 5kg dứa + 1kg đường vàng + 10 lít nước + 1 ly nước mía, cho vào thùng ủ, ủ 1 tháng là dùng được. Ai có ăn cam, bưởi quýt, vỏ cứ thả vào thùng ủ luôn sẽ rất thơm.

- Đen thân: bôi vôi lên thân bị đen, tưới vôi, trichoderma, nặng nữa thì tưới anvil.

Nhờ những kinh nghiệm hữu ích cùng tình yêu với hoa hồng, khoảng sân thượng nhỏ của chị Bích Thủy luôn rực rỡ mỗi đợt hoa nở, thơm hương thoảng nhẹ giúp cuộc sống của chị thêm nhiều niềm vui ý nghĩa khi được thư giãn và cân bằng cảm xúc nhờ chăm sóc hoa hồng.

Nguồn bài viết : Lô Đề

Top