“Hà Nội, cái gì cũng rẻ!” |
6 món ngon Hà Nội mùa thu làm say lòng thực khách |
Món ngon Hà Nội: 5 món bún khiến thực khách “quên lối về” |
Tết ở miền Bắc bắt đầu với những ngày trời lạnh nhưng không còn buốt giá. Hoa đào bắt đầu phớt hồng và khắp nơi tấp nập bán lá dong để gói bánh chưng Tết. Khí hậu lạnh, khiến những món ăn ngày Tết ở miền Bắc cũng phong phú hơn.
Mâm cỗ truyền thống ngày Tết ở miền Bắc |
- Bánh chưng: Bánh chưng là món ăn trong cổ truyền, là linh hồn trong những ngày Tết Nguyên đán. Những chiếc bánh vuông vức, nấu từ gạo nếp thơm, đỗ xanh, thịt lợn, hạt tiêu, thảo quả mang trong mình trọn vẹn những tinh túy của đất trời. Là món thờ cúng tổ tiên không thể thiếu trong mỗi gia đình dịp Tết.
- Thịt đông: Nhờ những ngày lạnh, thịt đông trở thành món ăn Tết chỉ miền Bắc mới có. Thịt được chọn phải là thịt lợn ba chỉ, được ninh thật lâu trên bếp, rồi để nguội cho nước thịt keo lại như thạch. Vừa lạnh, vừa bùi, vừa mềm, miếng thịt như tan ra trong miệng.
- Dưa hành: Ngày Tết nhiều đồ ngán, dưa hành xuất hiện như là sự kết hợp hoàn hảo của bánh chưng, của thịt đông. Với vị chua dịu, cay nhẹ, dưa hành ăn kèm giúp các món ăn ngon hơn, dễ tiêu hóa.
- Giò lụa: Nhắc đến các món ngon ngày Tết ở miền Bắc không thể không nhắc đến giò lụa – thứ giò nạc được làm từ thịt lợn. Những khoanh giò với màu trắng ngà vừa bùi vừa giòn cực kỳ dễ ăn trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết.
- Canh măng: Một mâm cỗ cúng những ngày Tết, bao giờ cũng phải có canh măng. Măng khô được mua từ giữa tháng Chạp, nấu với mọc, với miến, lòng gà, thêm một chút hành, rau răm trở thành một món ăn rất hấp dẫn và thanh mát.
Những món ăn ngày Tết của người miền Trung |
- Bánh tét: Nếu như bánh chưng là món nhất định phải có trong dịp Tết ở miền Bắc thì bánh tét cũng là linh hồn những ngày Tết của người dân miền Trung. Nguyên liệu và cách làm bánh tét không khác gì bánh chưng, chỉ có điều bánh tét được gói thành hình trụ cứ không phải hình vuông.
- Thịt lợn ngâm nước mắm: Được chế biến từ thịt heo luộc chín cùng với nước mắm pha đường. Giống như thịt đông miền Bắc, thịt lợn ngâm nước mắm cũng là món ăn không thể không có trên mâm cỗ ngày Tết. Vị mặn, ngọt của món thịt khi kết hợp thêm với dưa món, củ kiệu chua ngọt và rau sống, rau thơm càng trở nên hấp dẫn.
- Bánh tổ: Là sự kết hợp tinh tế của mè, gừng, đường đen và gạo nếp. Khi thưởng thức, bánh tổ có thể được xắt ra thành từng miếng để dùng ngay hoặc nướng bánh trên bếp than hồng cho mềm hay đem chiên với dầu đậu phộng.
- Dưa món: Không có món dưa hành, người dân miền Trung lại có dưa món để giúp những món ăn thêm ngon miệng. Là sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu khác nhau như củ kiệu, củ cải, dưa leo, đu đủ, cà rốt… ngâm chua mặn đủ để bất kỳ ai đi làm ăn xa cũng nhớ hương vị Tết quê nhà.
Mâm cỗ Tết của người dân Nam bộ |
- Bánh tét: Cũng là món ăn cổ truyền của người miền Nam, cũng giống nguyên liệu, cách thức và hình dạng như bánh tét miền Trung, nhưng bánh Tét miền Nam có thêm chút khác biệt khi có thêm nhân ngọt. Người dân miền Nam thường gói bánh tét trước Tết khoảng 10 ngày để cúng tổ tiên cũng như làm quà biếu Tết.
- Canh khổ qua: Ở miền Bắc có canh măng thì người miền Nam không thể thiếu canh khổ qua cho ngày Tết. Mùa Tết ở miền Nam cũng là mùa nóng trong năm. Vì thế, canh khổ qua, vừa để thắp hương tổ tiên, vừa có tác dụng giải mỡ, thanh nhiệt. Đặc biệt, theo quan niệm dân gian, canh khổ qua giúp xua đi những khó khăn của năm cũ để mong cầu một năm mới hanh thông.
- Củ kiệu tôm khô: Củ kiệu kết hợp cùng với tôm khô tạo nên một món ăn vô cùng ngon miệng với vị chua ngọt, bùi bùi rất đặc trưng và là một món ăn “thượng hạng” dành cho dân nhậu. Và củ kiệu tôm khô cũng được điền tên vào danh sách những món ăn Tết cổ truyền của dân tộc.
Nguồn bài viết : Bảng đặc biệt năm 2025