Bánh tổ, biểu tượng Tết độc đáo của người xứ Quảng |
Chùm ảnh màu "cực độc" về xứ "hoa vàng cỏ xanh" Phú Yên đẹp lạ lùng thập niên 90 |
Hội bài chòi xứ Quảng là nét đẹp văn hóa của người dân xứ Quảng |
Nếu một lần ngang qua xứ Quảng, mọi người sẽ vô cùng thú vị với một thể loại dân ca dân vũ vô cùng đặc sắc của xứ sở này. Đặc biệt những ngày Tết đến xuân về, những hội bài chòi xứ Quảng lại rộn rã chào mời muôn người cùng đến tham gia, thưởng thức, và thấy trong đó nét đẹp và tình yêu quê hương đất nước hiện lên trong mỗi câu hát dung dị và đời thường ấy.
Hội Bài Chòi ở Hội An |
Ở xứ Quảng này, hội Bài chòi được khai mạc từ sáng mồng 1 Tết. Những cụ già có vai vế trong làng làm lễ cúng thần linh, thổ địa, thành hoàng... cầu cho một năm mới gặp nhiều điều an lành, mùa màng bội thu, làng xóm trù phú. Trong khi đó, tiếng trống hội liên tục vang lên báo hiệu và thôi thúc dân làng đến chơi và nghe hô hát bài chòi. Người dân làng trên, xóm dưới trong những bộ trang phục đẹp nhất nô nức đến chơi bài chòi đầu năm tìm sự may mắn.
Rất nhiều người thích thú vây quanh những nghệ sỹ nông dân trong hội Bài Chòi |
Đến xem bài chòi ở những vùng nông thôn nơi mảnh đất xứ Quảng này, sẽ thấy cảnh tượng nơi đây thật lạ bởi dù có “ca sĩ”, “nhạc sĩ”, có “diễn viên”, có sân khấu hẳn hoi nhưng khán giả chẳng hề ngồi không thưởng thức như thường thấy. Khán giả cũng có thể đứng lên tham gia vào những câu thai, hay thay anh Hiệu để hô những con bài, hoặc có thể thay một vài nhạc công trong đó để cùng hòa nhịp với hội. Những con người chân chất mộc mạc của vùng đất nắng gió ấy, hầu như ai cũng thuộc, cũng hát được những câu bài chòi, cả những câu hát khó.
Thẻ bài trong hội vui chơi hô hát Bài Chòi |
Cứ thế, lời hô hát bài chòi truyền khẩu trong dân gian từ đời này qua đời khác, nó phản ánh tư duy thẩm mỹ bình dân của cư dân nông nghiệp nơi này. Sau này, cũng chính từ dân gian đúc kết lại để ra đời các làn điệu dân ca Nam Trung Bộ như: Xuân nữ, xàng xê, cổ bản, hò Quảng... cộng với ảnh hưởng của lối hát lối nói tuồng mà hình thành bộ môn Nghệ thuật sân khấu Kịch hát bài chòi rất độc đáo.
Một góc nghệ thuật văn hóa Bài Chòi tại Hội An ngày Tết |
Dù bây giờ nhiều loại hình giải trí hiện đại dần thế chỗ nhưng may mắn thay đó đây vẫn còn thói quen tổ chức những hội bài chòi, đặc biệt những hội chòi này vẫn thu hút rất đông người và như thế vẫn còn nhiều người yêu thích bài chòi. Điển hình như tại Hội An, dù không phải là chiếc nôi sản sinh ra bài chòi, nhưng hiện nay ở đây hiển nhiên đã là một địa chỉ có thương hiệu về loại hình này.
Hội bài chòi vừa mang trong nó hơi thở nóng hổi của cuộc sống hiện đại, vừa chứa đựng vẻ dịu dàng, duyên dáng của một nét văn hóa truyền thống đầy ý nghĩa. Chính vì thế, hội bài chòi đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa, là món ăn tinh thần không thể thiếu được của nhiều tầng lớp nhân dân khu vực miền Trung, thu hút cả người già và lớp trẻ ở mọi vùng miền, không những trong dịp tết mà còn ở các lễ hội của địa phương.
Du khách nước ngoài rất thích thú với loại hình văn hóa này |
Một điều thú vị nữa, thời gian gần đây nhiều người yêu mến bài chòi đã chuyển soạn những điệu hát ra các thứ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung… để du khách người nước ngoài có thể tham gia trực tiếp vào trò chơi đầy nhân văn và ý nghĩa, đậm chất dân tộc và đặc trưng của vùng đất này.
Và hát Bài Chòi đã được công nhận là là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2018.
Kỳ lạ phiên chợ đặc biệt chỉ họp đúng mồng 1 Tết Chợ Gò chỉ họp duy nhất vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán và mang đậm nét văn hóa miền “đất võ trời văn”, có nguồn ... |
Nà Ka đẹp "mơ màng" ngày giáp Tết Nà Ka là thung lũng nằm tại cao nguyên Mộc Châu, nổi tiếng là nơi trồng "bạt ngàn" mận hậu. Đến với Nà Ka những ... |
Bánh tổ, biểu tượng Tết độc đáo của người xứ Quảng Với người dân xứ Quảng, cứ mỗi ngày Tết người dân nơi đây thường làm một loại bánh đặc biệt để phục vụ Tết. Loại ... |
Nguồn bài viết : XS Mega 6/45