Khủng hoảng lương thực 'càn quét' nhiều nước đang phát triển

2025-01-17 20:12:59
Việt Nam ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển bền vững
Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Hóa học (Bộ Quốc phòng): Từ ngày 6-10/6/2022, tại Vienna (Cộng hòa Áo), Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế đã tổ chức Cuộc họp định kỳ với sự tham dự của đại diện các quốc gia thành viên và tổ chức quốc tế là quan sát viên.
Khủng hoảng gạo đang rình rập châu Á
Các chuyên gia lương thực thế giới cảnh báo giá gạo sẽ tăng lên, do chi phí phân bón bị đội giá làm ảnh hưởng đến năng suất trồng lúa - loại cây lương thực chính của ít nhất 2 tỷ người ở châu Á.

Theo báo cáo mới nhất được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 1/8, cuộc xung đột tại Đông Âu ảnh hưởng đến nhiều quốc gia đang phát triển với giá lương thực sẽ tăng hơn 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm, trong khi những quốc gia khác có khả năng rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ.

WB đánh giá Liban là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau vụ nổ kho ngũ cốc ở cảng Beirut cách đây 2 năm, làm tê liệt khả năng dự giữ và phân phối ngô và lúa mỳ cho 6,8 triệu dân của nước này. Lạm phát lương thực tại đây tăng vọt lên mức 332% trong 6 tháng đầu năm nay, cao hơn mức tăng 255% của Zimbabwe và 155% của Venezuela. Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 4 với tỷ lệ lạm phát lương thực là 94%.

Số lượng người dân cần hỗ trợ khẩn cấp do thiếu lương thực tại châu Phi ngày càng gia tăng.

Trong khi đó, các quốc gia Nam Á cũng đang rơi vào tình trạng khó khăn do giá thực phẩm cũng như năng lượng tăng cao và phải đề nghị Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hỗ trợ. Tuần trước, Bangladesh đã kêu gọi IMF hỗ trợ tài chính trong bối cảnh chi phí thực phẩm và năng lượng nhập khẩu tăng cao đe dọa làm suy yếu tài chính của các nước Nam Á. Sri Lanka cũng đã đề nghị một gói cứu trợ từ quỹ sau khi hết tiền mặt để mua các mặt hàng nhập khẩu quan trọng. Trong khi đó, IMF đã khôi phục gói cứu trợ trị giá 6 tỷ USD cho Pakistan vào tháng 6 vừa qua.

Giá lương thực thấp đã tạo nền tảng cho tăng trưởng toàn cầu trong những thập niên gần đây, bù đắp chi phí cao cho các nước đang phát triển trong việc trả nợ và nhập khẩu nhiên liệu. Tuy nhiên, WB cho biết giá lương thực tăng mạnh trong những tháng gần đây đang ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế, bao gồm cả những nước có thu nhập tương đối cao.

Tỷ lệ các nước thu nhập cao hứng chịu lạm phát tăng mạnh cũng gia tăng, với khoảng 78,6% số nước này ghi nhận giá lương thực tăng vọt. Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở châu Phi, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Nam Á, châu Âu và Trung Á.

WB cũng cảnh báo các nhà sản xuất ngũ cốc lớn như Pháp, Tây Ban Nha và Italy cần có các biện pháp thích hợp để đối phó với các hình thái thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra nhằm duy trì năng suất cao.

Bên cạnh khủng hoảng lương thực, thế giới cũng đang diễn ra khủng hoảng năng lượng. Mỹ đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong gần 5 thập kỷ, với giá cả cao và nguồn cung hạn chế. Điều khiến cuộc khủng hoảng này trở nên khác biệt so với những năm 1970 là nguyên nhân cũng như các biện pháp để khắc phục.

Lần đầu tiên người Mỹ phải trả hơn 5 USD cho một gallon xăng (3,78 lít). Giá khí đốt dùng để sưởi ấm nhà ở và văn phòng đạt mức cao nhất trong 14 năm. Mọi kho chứa đều thiếu, từ dầu thô cho đến các sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ. Các đơn vị vận hành lưới điện cảnh báo nguy cơ mất điện trong những ngày nắng nóng nhất.

Chính phủ gần đây thực hiện nhiều bước để chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo. Họ mở rộng thẩm quyền can thiệp vào các quy trình cấp phép cấp nhà nước với các đường dây điện cao thế như một cách giúp cân bằng cung và cầu điện giữa các khu vực.

Ông Biden cũng cố gắng giảm giá năng lượng bằng cách đề nghị Saudi Arabia, bơm thêm dầu thô. Bernard McNamee, cựu thành viên Đảng Cộng hòa của Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang cho biết tình hình hiện tại khiến ông nhớ lại thời kỳ cách đây 5 thập kỷ, khi lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập và cuộc cách mạng ở Iran dẫn đến việc thay đổi chính sách năng lượng ở Mỹ và châu Âu.

Giá gạo Việt Nam đang cao nhất thế giới

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam loại 5% tấm đạt 413 USD/tấn, trong khi giá gạo cùng loại của Thái Lan là 398 USD/tấn, của Ấn Độ là 343 USD/tấn.

Như vậy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang cao nhất trong số những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 3,52 triệu tấn, tăng 16,2%, kim ngạch 1,72 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ 2021. Gạo là một trong 28 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD trong 6 tháng năm 2022.

Về giá gạo, trong nửa đầu năm nay cũng có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do nhu cầu lương thực tăng và cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến khách hàng chuyển sang mua gạo của các nước châu Á.

Về thị trường xuất khẩu, Philippines tiếp tục là thị trường dẫn đầu, chiếm 49,89% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước.

Ngoài Philippines thì nhu cầu ổn định từ thị trường Trung Quốc, Châu Phi và Cuba cũng góp phần mang lại kết quả xuất khẩu quý II và 6 tháng đầu năm 2022 đầy lạc quan.

Cảnh báo tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực ở nhiều quốc gia
Hơn hai tháng kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, cùng với những tác động tiêu cực của đại dịch do COVID-19, nhiều quốc gia trên thế giới đang đứng trước nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng nhất trong lịch sử.
Cấp phát lương thực, thực phẩm cho 1.127 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 tại Quảng Bình
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức cấp phát lương thực, thực phẩm cho 1.127 hộ gia đình theo dự án “Cứu trợ khẩn cấp cho người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) viện trợ không hoàn lại cho tỉnh.

Nguồn bài viết : Crown Poker Club

Top