Phong tục ngày Tết của người Việt xưa có điều gì thú vị?

2025-01-17 20:12:55
Món ăn ngày Tết: Miền Bắc cầu kì, miền Trung đơn giản, miền Nam ăn canh khổ qua đầu năm mới
Những điều kiêng kỵ ngày Tết nên nhớ để cả năm may mắn, thuận lợi

Trong cuốn "Việt Nam phong tục", tác giả Phan Kế Bính viết về những tập tục trong ba ngày Tết và những điều kiêng kỵ của người Việt xưa vào ngày đầu năm mới.

Theo tác giả Phan Kế Bính, mùng 1 đầu năm là Tết Nguyên đán. Tết này ăn to hơn cả Tết trong một năm. Trước nửa tháng Tết, các gia đình rộn rịp sắm Tết, nào người mua tranh, mua pháo, nào người mua vàng hương mã mùng, đường mứt bánh trái.

Các thầy đồ nhà quê ra chợ viết câu đối bán. Các người đi buôn bán hoặc đi làm ăn xa xôi, đâu cũng nghỉ việc để về nhà ăn Tết.

Cách Tết một vài hôm, ai nấy dọn dẹp nhà cửa, lau rửa đồ thờ, đồ phượng. Câu đối đỏ dán cửa, dán cột sáng choang, treo tranh treo liễn trang hoàng lịch sự.

Nhiều nhà trước cửa có dán tranh quan tướng, hoặc dán bốn chữ “Thần trà Uất Lũy”. Chữ này có liên quan đến sự tích sau: ở dưới gốc cây đào lớn núi Độ Sóc có hai ông thần, gọi là Thần trà Uất Lũy, cai quản đàn quỷ. Hễ quỷ nào làm hại nhân gian thì thần ấy giết mà ăn thịt. Ta dùng bốn chữ ấy, có ý để cho ma quỷ sợ mà không dám vào cửa.

Lại có nhiều nơi chặt tre dựng cây nêu, kết ba cái lạt ra, buộc một bó vàng. Hoặc lấy cành đa lá dừa cài ngoài cửa ngõ. Hoặc là rắc vôi bột trong sân ngoài ngõ, vẽ bàn cờ cái cung, cái nỏ…cũng là có ý trừ quỷ, kẻo sợ năm mới quỷ vào quấy nhà mình.

Nửa đêm hôm ba mươi rạng ngày mùng một, ở thành phố nhà nào cũng bài hương án ra giữa sân để cúng giao thừa. Ở thôn quê, thì các xóm tế giao thừa tại nơi điểm sở, trống đánh, pháo đốt ầm ầm. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành Khiển, coi việc nhân gian: hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa ông cũ mà đón ông mới.

Sáng mùng một Tết thì làm cỗ cúng gia tiên, cúng Thổ Công, Táo quân… Cỗ bàn to nhỏ thế nào cũng được nhưng phải có bánh chưng, giò chả, dưa hành, thịt bò mới ra cỗ ngày Tết. Có nhà dựng hai cây mía cạnh bàn thờ để làm gậy cho ông vải.

Ngày mùng 1 Tết, mọi người ăn nói phải giữ gìn, sợ nói bậy thì giông đi cả năm. Nhiều nhà nhờ một người phúc hậu dễ tính, sáng sớm đến xông đất, để cho cả năm được bán đắt buôn may.

Quét tước trong nhà phải kiêng không dám hốt rác đổ đi, chỉ vun vào một xó, đợi ba hôm động thổ rồi mới đem đổ. Tục này do ở trong “Sưu thần ký” có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo. Thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyện, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Đến sau, một hôm nhân ngày mùng 1 Tết, đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đấy nhà chàng kia lại nghèo đi. Bởi thế ta theo tục Tàu, kiêng không dám hốt rác.

Cúng gia tiên xong thì con cháu ra mừng tuổi ông bà, cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi.

Anh em, họ hàng, người quen thuộc, đến lẫn nhà nhau lạy gia tiên, chúc mừng cho nhau những câu: thăng quan, tiến tước, sinh năm đẻ bảy, vạn sự như ý, buôn bán phát tài…

Trong khi anh em đến chơi với nhau, uống chơi chén rượu sen, rượu cúc hoặc chén nước chè tàu, chè sen, hút điếu thuốc lào, hoặc uống rượu sâm banh, rượu mùi, ăn hạt dưa, mứt Tết.

Thành phố Hà Nội, chỗ ngồi chơi thế nào cũng được một vài củ thủy tiên, một vài chậu cúc hay vài chậu cam quất.

Có nhà ăn Tết một hôm, có nhà ăn Tết ba hôm, có nhà ăn đến baaảy hôm, nhưng phần nhiều là ăn 3 hôm.

Các nhà con thứ, cha mẹ còn thì đem biếu thức nọ thức kia. Cha mẹ mất rồi thì hôm mùng 2 Tết, phải làm cỗ đem đến nhà con trưởng cúng cha mẹ. Người nghèo thì đem trầu cau vàng hương đến lễ cũng được.

Ngày mùng 3 Tết cũng như ngày mùng 2.

Đến ngày mùng 4 thì hóa vàng. Đây gọi là ngày cúng tiễn ông bà ông vải. Ngày ấy xấu hoặc đúng ngày tuổi chủ nhà thì hóa trước sau một ngày cũng được, có nhà để đến mùng 7 Tết mới hóa vàng. Hôm đó, con cháu họp mặt đông đủ và ăn uống vui vẻ với nhau.

Trong mấy hôm Tết, ngày nào cũng đốt pháo. Điển đốt pháo do ở “Kinh sở tuế thời kỳ” có nói rằng: Sơn tiêu (ma núi) phạm vào người thì người sinh đau ốm, nó chỉ sợ tiếng pháo, hễ đốt pháo thì nó không dám đến. Nhưng tục ta thì cho tiếng pháo là tiếng vui mừng chứ không để ý đến trừ quỷ.

Đến ngày mùng 2 Tết trở đi, người thì chọn ngày xuất hành, người hái cành hoa về cài vào cửa, gọi là đi hái lộc. Người làm quan thì chọn ngày khai ân, học trò thì chọn ngày khai bút, nhà buôn bán thì chọn ngày mở cửa hàng, nhà quê thì chọn ngày làm lễ động thổ. Trăm công nghìn việc lại bắt đầu từ đó.

Suốt một tháng giêng, già trẻ trai gái, kẻ chợ nhà quê, quần điều áo thâm, người thì lễ bái chùa chiền, người đi du ngoạn cảnh nọ cảnh kia, chỗ thì thi hoa thủy tiên, chỗ thì thi hoa đăng, thi hội hè hát xướng. Các người nhàn, năm ba người tụ lại với nhau đánh bài. Ngoài ngã ba ngã bảy, đám thì quay đất, đám thì lúc lắc thò lò, nói chung là đi thưởng xuân.

Chồng sẽ bị phạt tiền nếu bắt vợ ở nhà rửa bát ngày Tết

Người chồng sẽ bị xử phạt 100.000 - 300.000 đồng nếu ép buộc vợ ở nhà rửa bát, nấu cơm, không cho vợ đi chơi ...

Ảnh màu hiếm về chợ hoa ngày Tết ở Sài Gòn những năm 60

Ngoài ăn bánh tét, ngắm pháo hoa và mừng tuổi trẻ con những phong bao lì xì, người Sài Gòn những năm 1960 đi dạo ...

Những đại kỵ cần tránh khi lau dọn ban thờ ngày Tết và rút tỉa chân nhang

Theo tập tục dân gian, vào dịp cuối năm, các gia đình chuẩn bị lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang. Sau đây là những ...

Nguồn bài viết : bắn cá đổi thưởng - thẻ cào

Top