Người giữ hồn làng…

2025-01-17 20:12:55
Thanh Hương: “Chẳng ai muốn mình bị lãng quên, nhất là với phụ nữ”
Điều ít biết về “nàng thơ trong tranh của danh hoạ Bùi Xuân Phái”: nữ họa sỹ Văn Dương Thành

Lê Bích là một nhiếp ảnh gia tự do, anh sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, là thế hệ 7x và được cha anh hướng dẫn theo nghề vẽ tranh từ thuở nhỏ. Tình yêu với văn hóa truyền thống bắt nguồn từ những lần theo cha đi vẽ tranh ở Văn Miếu, Lê Bích bảo anh vẽ nhiều đến nỗi thuộc từ chi tiết chạm trổ ở mái nhà khu di tích này. Cứ thế, tình yêu những con rồng con phượng, mái ngói nâu, sân gạch cũ… chạm vào và ở lại trong tâm trí anh chẳng rõ từ lúc nào.

Trong dòng chảy liên tục của kinh tế, xã hội, những giá trị về văn hóa truyền thống của người Việt tưởng như dần mai một thì tại triển lãm “Di sản trong lòng Hà Nội” của nhiếp ảnh gia Lê Bích, những “hồn làng, hồn nước” thông qua các hoạt động lễ hội truyền thống lại như sống dậy với “Con đĩ đánh bồng”, hội vật cầu, hội làng Giàn với nghi lễ rước nước…thông qua 60 tác phẩm của nhiếp ảnh gia chuyên chụp “giếng - làng” này.

Lựa chọn đề tài khó để chinh phục, Lê Bích không cầu danh ở những bức ảnh về làng, về lễ,… anh rong ruổi hơn chục năm để lăn lộn vào những ngóc ngách của các lễ hội văn hóa dân gian, của những ngôi làng với kiến trúc cổ đã dần mai một, những chiếc giếng cổ nay còn rất ít người dùng và quan tâm đến chúng, thậm chí là những món ăn truyền thống, làng nghề truyền thống, để chụp, để kể và mong muốn chia sẻ những giá trị cốt lõi của dân tộc mình, những vẻ đẹp về kiến trúc, văn hóa, luật lệ cũ đầy nhân văn, công bằng cho những mọi người cùng xem, cùng cảm, cùng giữ hồn làng như anh.

Không chỉ đơn thuần là chụp ảnh, nhiếp ảnh gia này có đủ sự tò mò để muốn tìm hiểu hết những câu chuyện từ xa xưa xung quanh đề tài anh chụp, anh cũng đủ kiến thức và vốn sống dày dặn để tìm cho mình góc quan sát mới mẻ trước những điều tưởng chừng như đã cũ.

Kể về điệu múa “Con đĩ đánh bồng” được tái hiện trong sự kiện “Di sản trong lòng Hà Nội”, anh kể, để có thể tìm hiểu đầy đủ về điệu múa này, anh đã tìm gặp một sinh viên học tại trường Văn hóa và xin được luận án đầy đủ:“Khi tôi tìm hiểu về điệu múa này thì nó đã bị thất truyền, năm 1979, khi cả nước đang kháng chiến cứu quốc thì TP Hà Nội giao nhiệm vụ cho làng Triều Khúc phải bảo vệ 4 điệu múa, gồm: Múa Bồng, múa Lân, múa Rồng và múa Chạy cờ, điệu” Con đĩ đánh bồng” là một trong 4 điệu múa trên.Bộ Văn Hóa đã cử người hỗ trợ, chỉ còn duy nhất một nghệ nhân văn hóa dân gian Triệu Đình Đồng biết về điệu múa này.Tương truyền khi xưa, Phùng Hưng sau khi đánh thắng giặc Đường thì nghỉ chân tại thành Tống Bình (làng Triều Khúc ngày nay). Ngài lệnh cho một số lính nam cải trang thành nữ múa để khích lệ tinh thần quân sĩ. Sau này, điệu múa trở thành nét đặc trưng trong hội làng Triều Khúc. Nét độc đáo của điệu múa này là trai giả gái với mặt hoa da phấn, động tác uyển chuyển, mềm mại”.

Không chỉ đau đáu “giữ hồn xưa” Hà Nội, Lê Bích đi từ Bắc chí Nam để tiếp tục tìm đến những giá trị văn hóa dân gian từ đỉnh đầu Hà Giang tới mũi Cà Mau cũng chỉ để nhằm giữ hồn làng, hồn giếng.

Gia tài của anh là hàng chục nghìn bức ảnh với hàng trăm lễ hội Nam – Bắc, khoảng 300 chiếc giếng cổ và những câu chuyện bên lề, hàng nghìn bức ảnh về tranh Đông Hồ, hàng trăm lễ hội lớn nhỏ với những câu chuyện từ khởi thủy, hàng chục triển lãm lớn, nhỏ, trong và ngoài nước cũng với đề tài văn hóa dân gian, cuốn sách “Dòng tranh dân gian Đông Hồ”cùng với nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa và nhà nghiên cứu Trịnh Sinh, và một cuốn sắp ra mắt thời gian tới, các giải thưởng lớn về ảnh…

Bấy nhiêu đó đủ mô tả một chân dung Lê Bích – nhiếp ảnh gia dành cả tình yêu và đam mê của mình với sự nghiệp bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân gian của người Việt, những giá trị nhân văn, bất hủ và cần được gìn giữ, phát triển.

Công phu nghề dệt đũi ở làng Mẹo (Thái Bình)

Chiếc cũi dệt của ông Hợi là chiếc cũi đã có tuổi đời ngót trăm năm, và là chiếc cũi dệt còn nguyên vẹn nhất ...

Làng hương truyền thống xứ Quảng tất bật vào vụ Tết

Với gần 800 tấn hương được sản xuất mỗi năm, làng Quán Hương (Quảng Nam) là làng sản xuất hương lớn nhất nhì miền Trung.

Làng gốm Bát Tràng, làng rắn Lệ Mật những năm 90 có gì đặc biệt?

Làng gốm Bát Tràng, làng rắn Lệ Mật, làng tranh Đông Hồ, đền Cổ Loa, chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Hương… năm 1991, 1992 ...

Nguồn bài viết : Xóc Đĩa

Top