Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Hrê ở Ba Tơ

2025-01-17 20:12:55
Sóc Trăng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam Bộ
Chiều ngày 21/10, tại TP. Sóc Trăng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp báo cung cấp thông tin về “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ” lần thứ VIII và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ V năm 2022.
Hòa mình cùng lễ dâng y của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer
Lễ dâng y là một trong số nghi lễ quan trọng gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo Nam tông, mang thông điệp văn hóa của sự cho và nhận trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Hành trình về “địa chỉ đỏ” của đội viên, thiếu nhi huyện Ba Tơ.

Ba Tơ còn có nhiều địa danh gắn liền với phong trào đấu tranh cách mạng trong lịch sử dân tộc. Đến với “địa chỉ đỏ” sẽ giúp thế hệ trẻ thêm tự hào về truyền thống quê hương.

Nét độc đáo về bản sắc văn hóa

Mới đây, ba ông Phạm Văn Rôm (51 tuổi), Phạm Văn Nhót (50 tuổi), Phạm Văn Vễ (67 tuổi), cùng ở thôn Phan Vinh, xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Cùng lớn lên ở thôn Phan Vinh, ngày còn nhỏ vì mê chiêng ông Rôm, ông Nhót, ông Vễ thường đi theo các bậc ông, cha để học. Hồn chiêng cứ thế lớn dần theo tuổi tác. Ba ông đã trở thành nghệ nhân đánh chiêng hay, là những hạt nhân tiêu biểu của đội cồng chiêng xã Ba Vinh.

Người Hrê gọi chiêng là chinh. Tiếng chiêng ăn sâu vào máu thịt của người Hrê, từ khi lọt lòng đến lúc trưởng thành, dựng vợ gả chồng và cả khi qua đời. Chiêng ba đã trở thành một món ăn tinh thần độc đáo trong đời sống hằng ngày của đồng bào Hrê. “Chiêng ba có 3 chiếc. Chiếc lớn có tên là chinh Vông. Chiếc nhỏ hơn là chinh Tum. Chiếc nhỏ nhất là chinh Túc. Khi trình diễn, chinh Vông được để nghiêng, chinh Tum để nằm và chinh Túc treo trên dây. Với chiếc Tum, khi đánh cần phải có chiếc khăn quấn trên tay. Có khăn thì âm thanh mới hay, tiếng mới vang. Hai chiếc còn lại đánh bằng nắm tay. Khác với chiêng trên Tây Nguyên đánh bằng dùi, chiêng ba của người Hrê đánh bằng tay”, ông Rôm chia sẻ.

Hiện trên địa bàn huyện có 890 hộ gia đình có chiêng, với trên 900 bộ chiêng Ba và 740 người biết sử dụng. Năm 2021, nghệ thuật trình diễn chiêng Ba của người Hrê ở Ba Tơ được Bộ VHTTDL công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Các xã trên địa bàn huyện đã tích cực thành lập đội cồng chiêng để phục vụ cho đời sống sinh hoạt, lễ hội ở địa phương và trao truyền lại cho thế hệ trẻ.

Trong hơi thở sôi động của nhịp sống hiện đại, đâu đó khắp các bản vùng cao, vùng đồng bào Hrê vẫn dễ dàng bắt gặp những nét đẹp văn hóa, ở đó, vai trò của người mẹ, người bà rất quan trọng. Mỗi người phụ nữ, đặc biệt là cụ bà dân tộc Hrê vẫn ngày đêm cần mẫn dệt thổ cẩm để giữ nghề truyền thống của dân tộc mình. Nghệ nhân Phạm Thị Thung (SN 1942) ở làng Teng, xã Ba Thành bộc bạch: “Trước đây, người phụ nữ dân tộc Hrê ngay từ lúc còn nhỏ đã được các mẹ, các bà dạy cách thêu, dệt. Cứ thế, dệt thổ cẩm trở thành nét văn hóa truyền thống đặc trưng được duy trì qua nhiều thế hệ. Ngày nay, để gìn giữ nghề truyền thống của cha ông để lại tôi đã truyền dạy cho con cháu thế hệ sau”.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Hrê ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành được Bộ VHTTDL xếp vào danh mục, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là nơi duy nhất của người Hrê ở Quảng Ngãi còn giữ được nghề truyền thống độc đáo này và mang lại giá trị kinh tế cho các hộ gia đình làm nghề dệt. Đồng thời, thể hiện nét văn hóa truyền thống, trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt Hrê, được lưu truyền từ lâu đời và bảo tồn, phát triển.

Nghệ nhân Phạm Thị Thung dệt thổ cẩm để giữ nghề truyền thống của dân tộc mình (Ảnh: Đoàn Vương Quốc).

Di tích quốc gia đặc biệt - địa chỉ đỏ ở Quảng Ngãi

Trung tâm huyện Ba Tơ, nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Ba Tơ lịch sử năm 1945 nay đã là một đô thị sầm uất. Khu vực quảng trường, quần thể các di tích cách mạng, nghĩa trang liệt sĩ được tu sửa, nâng cấp. Cùng với đó là những công trình mới được xây dựng… là những nét chấm phá ấn tượng trong bức tranh đầy sức sống của huyện Ba Tơ trên đường đổi mới. Trở thành địa điểm du lịch “về nguồn” hết sức ý nghĩa, là địa chỉ đỏ cho các thế hệ học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghiên cứu và học tập.

Bí thư Huyện đoàn Ba Tơ Phạm Thị Chiến cho biết, hằng năm Huyện đoàn tổ chức cho cán bộ Đoàn đến thăm các địa danh lịch sử trên địa bàn huyện. 27/27 liên đội tổ chức cho đội viên, thiếu nhi các hoạt động đến với địa chỉ đỏ và giới thiệu cho đội viên, thiếu nhi về các địa chỉ đỏ tại địa phương. Tham gia Cuộc thi video thiếu nhi hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ do Hội đồng đội Trung ương phát động. Mỗi hành trình, đoàn tổ chức lễ dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện và tượng đài Khởi nghĩa Ba Tơ; tham quan và nghe giới thiệu, tìm hiểu về Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ, sau đó đến tham quan một số Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ như: Đồn Ba Tơ, Khúc sông Liên, Nhà tưởng niệm đồng chí Trần Quý Hai…

“Những hoạt động đó, nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ. Bồi dưỡng lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng, lối sống đẹp và bản lĩnh. Đây là dịp để đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện có cơ hội được tìm hiểu các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử của dân tộc. Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, tiếp tục ra sức thi đua học tập, rèn luyện và cống hiến để trưởng thành”, chị Chiến bày tỏ.

Ngày 25.12.2017, địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ được Thủ tướng ra Quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt, gắn liền với Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ ngày 11.3.1945 và sự ra đời, hoạt động của Đội du kích Ba Tơ anh hùng. Căn cứ theo Hồ sơ di tích đã được chính phủ công nhận, Di tích này gồm 11 điểm di tích: Khúc sông Liên, Lò gạch Nước Năng, Nhà đồng chí Trần Qúy Hai, Chòi canh Suối Loa, Đồn Ba Tơ, Nha kiểm lý, Sân vận động Ba Tơ, Bãi Hang Én, Bến Buôn, Chiến khu Nước Lá- Hang Voọt Rệp, Chiến khu Núi Cao Muôn. Đội du kích Ba Tơ là một trong những lực lượng vũ trang cách mạng ra đời trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và trở thành lực lượng nòng cốt của quần chúng cách mạng ở Quảng Ngãi trong những ngày tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng ở Thừa Thiên Huế và vùng Nam Trung Bộ. Nhiều thành viên của đội du kích Ba Tơ về sau trở thành tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, như các ông: Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn, Trần Quý Hai, Võ Thứ... Sau những ngày tháng 3.1945, một số địa danh ở Ba Tơ đã đi vào lịch sử, tô thắm thêm truyền thống cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi.

Từ năm 1985, Tượng đài kỷ niệm và nhà Bảo tàng khởi nghĩa Ba Tơ đã được xây dựng bên cạnh địa điểm trước đây là sân vận động và đồn Ba Tơ. Các điểm di tích đều có bia bảng chỉ dẫn. Nhà ông Trần Quý Hai, nơi diễn ra cuộc họp của Tỉnh ủy mở rộng quyết định khởi nghĩa, đã được phục dựng. Quần thể các địa điểm di tích về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và Đội du kích Ba Tơ được Bộ VHTTDL công nhận, xếp hạng và cấp Bằng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia tại Quyết định số 92, ngày 10.7.1980.

Việc Chính phủ ban hành Quyết định xếp hạng Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ là di tích quốc gia đặc biệt là một sự kiện có ý nghĩa sâu sắc, thêm một lần nữa khẳng định mảnh đất và con người Ba Tơ đã có những đóng góp tích cực vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, duy trì, vun đắp tình nghĩa Kinh - Thượng gắn bó keo sơn.

Bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Hrê được địa phương tập trung gìn giữ, phát huy ở các thể loại văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể gồm: Cồng chiêng, các loại nhạc cụ dân tộc, trang sức, văn hóa nhà sàn, trang phục truyền thống, làng nghề truyền thống, các làn điệu dân ca như talêu, ca chôi. Các phong tục, lễ hội, bài hát viết về quê hương Ba Tơ cũng được quan tâm chú trọng. Đến nay, đã thành lập đội dệt thổ cẩm, đội múa cồng chiêng và đội hát talêu, ca chôi để phục vụ mô hình du lịch cộng đồng, nhằm phục vụ, quảng bá, duy trì các loại hình nghệ thuật truyền thống của người Hrê…

(Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ LỮ ĐÌNH TÍCH)

Bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Lự ở Lai Châu
Tại quyết định số 2579/QĐ-BVHTTDL do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành mới đây, các đơn vị chức năng sẽ triển khai hỗ trợ khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Lự sinh sống trên địa bàn huyện Tam Đường và huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Đặc sắc Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu (lễ hội Cốm mới) của đồng bào dân tộc Thái ở Lai Châu
Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi là Lễ hội Cốm mới được tổ chức hàng năm vào lúc trời cuối Thu và đầu mùa Đông trên cánh đồng Mường So, huyện Phong Thổ. Đây là dịp để đồng bào thể hiện lòng biết ơn đối với trời đất, các vị thần linh đã ban cho bản làng, người dân mùa màng bội thu và nhiều điều tốt đẹp.

Nguồn bài viết : slot machine

Top